Từ 01/01/2018: Nhận hối lộ tình dục có thể bị phạt đến 07 năm tù

Chủ đề   RSS   
  • #460450 10/07/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Từ 01/01/2018: Nhận hối lộ tình dục có thể bị phạt đến 07 năm tù

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật hình sự sửa đổi 2017 

    >>> Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự mới nhất 2017 

    Trước đây theo Bộ luật hình sự 1999, hành vi nhận hối lộ tình dục không cấu thành Tội nhận hối lộ. Cụ thể là tại điều 279 Bộ luật này quy định như sau:

    Điều 279. Tội nhận hối lộ

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào  có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    Nghĩa là người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn; bằng hành vi của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào.

    Lợi ích mà người phạm tội nhận được phải là lợi ích vật chất, tức có thể quy đổi thành tiền, tài sản.

    Còn theo Bộ luật hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì hành vi nhận hối lộ tình dục cấu thành tội nhận hối lộ theo Khoản 1 Điều 354 như sau:

    Điều 354. Tội nhận hối lộ

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Lợi ích phi vật chất.

    Như vậy, có thể thấy quy định mới tại Bộ luật hình sự đã dự liệu, bao quát được các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến các hành vi tham nhũng từ người có chức vụ, quyền hạn.

     
    25275 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (13/07/2017) quytan2311 (10/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460454   10/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    cảm ơn bài viết hữu ích của bạn, nhưng cho mình hỏi 1 vấn đề là vậy làm sao để xác định được lợi ích tinh thần là bao nhiêu để áp dụng khung hình phạt. Ví dụ như bạn nói là nhận hối looj tình dục vậy làm sao để xác định được hối lộ tình dục ở đâylà bao nhiêu tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #460794   12/07/2017

    TPCDUYENHAI
    TPCDUYENHAI

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Thật tình, việc nhận hối lộ bằng phi vật chất..được luật phòng, chống tham nhũng đã có quy định nhưng chỉ xử lý đến mức hành chính. Đến đây Bộ luật hình sự mới đưa vào,, chứng tỏ việc nhận hối lộ bằng phi vật chất ngày càng tăng, hành vi phức tạp,,, và có nhiều dấu hiệu nguy hiểm hơn, nên các bác đã dự báo được vấn đề

     
    Báo quản trị |  
  • #460797   12/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Cảm ơn thông tin mà bạn đã chia sẻ, theo mình thấy để phát hiện ra tội phạm hối lộ đã khó chứ chưa nói gì đến là hối lộ về mặt tinh thần nữa mà càng đặc biệt là kiểu "hối lộ tình dục" nữa thì theo cá nhân mình thấy lại càng khó hơn, bởi yếu tố này gắn liên với vấn đề tình cảm, rất khó có thể phân định rạch ròi, một "hợp đồng tình cảm" đã khiến cho cả nước phải theo dõi. Ở đây lại còn là "hối lộ" nữa thì thật khó có thể phân biệt được.

     
    Báo quản trị |  
  • #460824   13/07/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chào bạn

    Việc nhận hối lộ bây giờ khá tinh vi và phức tạp do đã bạn hành Luật phòng chống tham nhũng và siết chặt về quy định, kiểm tra và xử lý các trường hợp, cá nhân tham nhũng. Việc "hối lộ" bằng tình dục nghe có vẻ mới lạ nhưng mình nghĩ trước kia việc này cũng có nhiều, chẳng qua chưa có quy định về việc hối lộ tinh thần hay có lợi cho chủ thể nhận hối lộ bằng tinh thần... Có thể việc này khó xử lý chẳng hạn nhân viên hối lộ xếp về "tình dục" nhằm thăng tiến nhanh trong công việc,... nếu xếp đã có vk or chồng thì vi phạm luật hôn nhân gia đình, còn không có thì dàn xếp việc cô ta tiến chức là do phấn đấu, học tập, năng lực tốt... Bằng chứng về vấn đề hối lộ tình dục là khá khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm

     
    Báo quản trị |  
  • #460836   13/07/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Hành vi hối lộ tình dục rất khó để phát hiện và kiểm tra, trên thực tế hành vi này xảy ra khá nhiều nhưng hiếm có trường hợp nào phát giác hay tố cáo. Mình nghĩ rằng nội dung của cuộc trao đổi này thường không được ghi trên giấy tờ mà các bên âm thầm thực hiện, vậy khi có vấn đề xảy ra thì liệu có đủ bằng chứng để chứng minh?

     
    Báo quản trị |  
  • #460887   13/07/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Sẵn đây cho tớ hỏi, đối với trường hợp này thì người đưa hối lộ tình dục sẽ bị xử lý ra sao ? Và thêm nữa phương diện để xác định hành vi hối lộ tình dục sẽ căn cứ vào đâu, rồi người nhận có bị xử lý tăng nặng tình tiết nếu như đã nhận và thực hiện xong "thứ" được cho là hối lộ tình dục ?

    Từ bao giờ chúng ta đã quy đồng "tình dục" là "a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;"

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #460898   13/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    minhlong3110 viết:

    Sẵn đây cho tớ hỏi, đối với trường hợp này thì người đưa hối lộ tình dục sẽ bị xử lý ra sao ? Và thêm nữa phương diện để xác định hành vi hối lộ tình dục sẽ căn cứ vào đâu, rồi người nhận có bị xử lý tăng nặng tình tiết nếu như đã nhận và thực hiện xong "thứ" được cho là hối lộ tình dục ?

    Từ bao giờ chúng ta đã quy đồng "tình dục" là "a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;"

    Chào bạn Minh Long, có vẻ như bạn đã hiểu sai ý của bạn chủ thớt thì phải, theo nhue mình hiểu thì nhận hối lộ tại điều 354 Bộ Luật hình sự 2015 đã không còn giới hạn ở vấn đề vật chất, tiền bạc nữa mà đã mở rộng ra cả lợi ích phi vật chất nữa, đã được quy định tại điểm b khoản 1 điều 354 Bộ Luật Hình sự 2015.

    Như vậy, thì dù bạn nhận hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa kể cả vật chất hay về mặt tinh thần thì đó cũng được xem như là nhận hối lộ.

    Còn việc bạn nói quy đồng "tình dục" là "a) Tin, tài sn hoc li ích vt cht khác tr giá t 2.000.000 đng đến dưi 100.000.000 đng hoc dưi 2.000.000 đng nhưng đã b x lý k lut v hành vi này mà còn vi phm hoc đã b kết án v mt trong các ti quy đnh ti Mc 1 Chương này, chưa đưc xóa án tích mà còn vi phm". Mình không đồng ý với quan điểm của bạn vì cho rằng tình dục là tiền, tài sản …. Trong luật cũng không quy định rõ vấn đề này nhưng nếu như bạn nói tình duucj là tiền là tài sản vậy bạn căn cứ vào đâu để xác định giá trị của tình dục. Trong khi đó tại điểm b khoản 1 điều 354 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định về “lợi ích phi vật chất”, vậy tại sao bạn không áp nó vào lợi ích tinh thần. Vì tình dục không là một tài sản cụ thể, có thể xác định được giá trị và nó không có cụ thể. Vì vậy, không theer nói tình dục là tài sản được.

     
    Báo quản trị |  
  • #460980   14/07/2017

    minhlong3110 viết:

    Sẵn đây cho tớ hỏi, đối với trường hợp này thì người đưa hối lộ tình dục sẽ bị xử lý ra sao ? Và thêm nữa phương diện để xác định hành vi hối lộ tình dục sẽ căn cứ vào đâu, rồi người nhận có bị xử lý tăng nặng tình tiết nếu như đã nhận và thực hiện xong "thứ" được cho là hối lộ tình dục ?

    Từ bao giờ chúng ta đã quy đồng "tình dục" là "a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;"

    Mình cũng đồng quan điểm với bạn là không biết dựa vào cơ sở nào để xác định các vấn đề trên, vì trong luật không nêu rõ cụ thể, đây chỉ là hình thức mà chủ topic này suy luận ra thôi, đúng là có cơ sở suy luận như vậy nhưng liệu việc áp dụng và chứng minh có khả thi hay không lại là vấn đề khác. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #460894   13/07/2017

    Hành vi hối lộ tình dục không biết kiểm tra bằng cách nào nhỉ. Trên thực tế thì tình trạng dùng bản thân để hối lộ thay vật chất là rất nhiều nhưng hình như thực tế chưa có vụ việc nào bị phanh phui thì phải. Với lại mình thấy cái này liên quan đến danh dự nhân phẩm này nọ nữa nên khi có xảy ra thì cũng khó mà đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm pháp này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #460935   13/07/2017

    TPCDUYENHAI
    TPCDUYENHAI

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    - Nếu bạn cho tình dục là tài sản, thì nó có liên quan đến Dân sự, mà Dân sự lại chưa bao giờ quy định tình dục là một trong những loại tài sản.

    - Vấn đề hối lộ tình dục ở đây, không nhất thiết là tự chính bản thân của mình đem ra, có thể bạn vào quán Karaoke, quán nhậu, bạn có sự chuẩn bị trước là em tiếp viên nào, tiếp viên nào ngồi với ai đó là vấn đề... hay còn nhiều trường hợp khác nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #460938   13/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Cảm ơn thông tin mà bạn đã chia sẻ, theo mình thấy để phát hiện ra tội phạm hối lộ đã khó chứ chưa nói gì đến là hối lộ về mặt tinh thần nữa mà càng đặc biệt là kiểu "hối lộ tình dục" nữa thì theo cá nhân mình thấy lại càng khó hơn, bởi yếu tố này gắn liên với vấn đề tình cảm, rất khó có thể phân định rạch ròi, một "hợp đồng tình cảm" đã khiến cho cả nước phải theo dõi. Ở đây lại còn là "hối lộ" nữa thì thật khó có thể phân biệt được.

     
    Báo quản trị |  
  • #460979   14/07/2017

    Mình cũng cảm thấy còn mơ hồ chưa rõ ràng, ví dụ như việc xác định lợi ích tinh thần hay đơn giản làm sao để xác định đó là lợi ích hay không? mức độ như thế nào nữa, Luật hình sự nó cứ thay đổi sửa đổi vòng vòng đọc nhức cả đầu, riêng việc hiệu lực áp dụng thôi cũng rắc rối cả năm nay, giờ thêm việc sửa đổi nội dung

     
    Báo quản trị |  
  • #461032   14/07/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Đồng ý là văn bản luật thì chỉ quy định chung nhưng chỉ vẻn vẹn 5 chữ “Lợi ích phi vật chất” thì mình có cảm giác người làm luật rất thiếu trách nhiệm khi soạn thảo quy định này. Nhìn sang những bộ luật hình sự của các nước khác thì không thể có quy định mà trao quyền cho cấp thấp hơn quy định những vấn đề hình sự này được, như vậy rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền.

     
    Báo quản trị |