Từ 01/01/2009, luật Lao động sẽ bỏ chế độ Trợ cấp thôi việc?

Chủ đề   RSS   
  • #11240 04/12/2009

    ThanhMai2000



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 1690
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Từ 01/01/2009, luật Lao động sẽ bỏ chế độ Trợ cấp thôi việc?


    Tôi nghe nói từ 01/01/2009, luật Lao động sẽ bỏ chế độ Trợ cấp thôi việc đối với người lao động khi thôi việc.
    Điều này có đúng không?
    Quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo như thế nào trong trường hợp này?
     
    80920 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<345
Thảo luận
  • #34722   05/02/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #34831   27/07/2009

    nhungmyhao
    nhungmyhao

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bảo hiểm thất nghiệp

    Xin hỏi :
    - Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong Mẫu 01-TN có bao gồm những nhân viên nghỉ không lương, những nhân viên sắp tới tuổi nghỉ hưu và đang nghỉ thai sản không?
    - Ở công ty em có một chú dến tháng 5 là nghỉ hưu. Chú có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho chú không? Em phải giải quyết như thế nào? Một chú khác dến tháng 11/2009 thì nghỉ hưu, nếu chú đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp thêm một tháng nữa thì chú có được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong lúc nghỉ hưu không?
    - Đối với những nhân viên làm việc tại công ty từ trước 01/2009 nhưng chưa đủ một năm. NV đó vẫn còn làm việc và tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy đến khi thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian trước tháng 01/2009 không?

     
    Báo quản trị |  
  • #34832   27/07/2009

    LawSoft02
    LawSoft02

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 731
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    thảo luận

    Bảo hiểm thất nghiệp là hoại hình bảo hiểm bắt buộc
    Đối tượng sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động.

    Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.

    như vậy những nhân viên nghỉ không lương, những nhân viên sắp tới tuổi nghỉ hưu và đang nghỉ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện như trên thì vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của bảo hiểm thất nghiệp

     ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

    Thứ nhất, người lao động bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức mà chưa tìm được việc làm.

    Thứ hai, trong vòng 24 tháng trước khi bị thất nghiệp, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng trở lên.

    Thứ ba, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.

    Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.

    Trong điểm d khoản 1 điều 87 luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp thì những đối tượng hưởng lương hưu sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #41724   25/07/2009

    winwin83
    winwin83

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    BH thất nghiệp

    Xin chào Luật sư!
    Em đựợc biết ngoài BHXH, BHYT, và KPCĐ thì năm 2009 có thêm BHTT(bảo hiểm thất nghiệp) vậy BH đó chỉ ấp dụng cho cơ quan thuộc Nhà nứơc hay mọi DN.Chân thành cảm ơn Luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #41725   25/07/2009

    thuanthienlawyer
    thuanthienlawyer
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2009
    Tổng số bài viết (158)
    Số điểm: 670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (điều 2, điều 3 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP)

    Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 

    1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này:

    a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;

    b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;

    d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

    => Như vậy, người lao động làm việc theo loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn dưới 12 tháng thì không phải tham gia BHTN.

    Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây:

    1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

    2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.

    3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

    4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

    5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

    6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    => Như vậy, người sử dụng lao động phải tham gia BHTN cho người lao động không chỉ có cơ quan nhà nước mà còn có các doanh nghiệp, các đơn vị khác như nêu trên. Đồng thời, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động thì không phải tham gia BHTN.

    Cập nhật bởi thuanthienlawyer vào lúc 25/07/2009 16:29:05
    Cập nhật bởi thuanthienlawyer vào lúc 25/07/2009 16:31:04
     
    Báo quản trị |  
  • #38027   14/12/2009

    nuhoang09
    nuhoang09

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về bảo hiểm thất nghiệp!?

    Kính chào luật sư Phạm Thành Tài !
    Xin luật sư làm ơn cho tôi hỏi  : Trong quy định đóng BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP , những đối tượng lao động nào phải tham gia đóng BHTN. Trong  ngành giáo dục, những giáo viên biên chế nhà nước từ  những năm 1993 , làm công tác giảng dạy trong các trường công lập , hưởng lương từ ngân sách nhà nước có thuộc đối tượng đóng BHTN hay không? Và cách tính tổng tiền đóng BHTN cho mỗi năm như thế nào?
    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #38028   14/12/2009

    TrungTamTVPLThainguyen
    TrungTamTVPLThainguyen

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 214
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

    Theo quy định tại NGhị định Số: 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ:

    Điều 2. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội

    1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này:

    a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;

    b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;

    d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

    Các đối tượng giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nêu trên sau đây gọi chung là người lao động.

    2. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này theo các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp:

    1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Điều 27. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 105 Luật Bảo hiểm xã hội

    1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

    => Viên chức ngành giáo dục thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
     
    Báo quản trị |  
  • #38025   12/12/2009

    VIETRANSTIMEX
    VIETRANSTIMEX

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Trợ cấp lao động dôi dư

          Kính gửi" Luật sư
        Tôi sinh năm 1965 (nam) làm việc tại công ty (100% vốn nhà nước), ký hợp đồng lao động từ ngày 01/01/1999 đến nay, hệ số lương cơ bản là 4,51 chuyên viên bậc 7/7 từ ngày 01/01/2006 đến nay (công ty có đóng BHXH đầy đủ). Nay công ty tôi đang tiến hành cổ phần hóa, dự kiến công bố giá trị doanh nghiệp vào ngày 31/12/2009 và tôi thuộc diện lao động đôi dư không chuyển sang công ty cổ phần.
    Hỏi: trong trường hợp này tôi được hưởng chế độ trợ cấp lao động dôi dư như thế nào?. Cách tính chế độ và cụ thể là bao nhiêu tiền.
    Rất mong nhận được sự tư vấn của quý cấp, xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #600688   28/03/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 4959
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Từ 01/01/2009, luật Lao động sẽ bỏ chế độ Trợ cấp thôi việc?

    Mình xin phép bổ sung quy định pháp luật hiện hành như sau:
    "Điều 46. Trợ cấp thôi việc
    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
    Như vậy, hiện nay pháp luật vẫn quy định về trợ cấp thôi việc cho người lao động đây là quyền lợi mà người lao động được hưởng. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng thì vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc.
     
    Báo quản trị |