Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?

Chủ đề   RSS   
  • #602042 24/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?

    Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố là những người nhận được tín nhiệm cao từ người dân trong thôn, khu phố. Qua đó, thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người dân khu vực đó.
     
    Vậy trường hợp cần phải kiểm tạm trú và các thông tin khác về cư trú nhằm thực hiện nhiệm vụ, thì Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có quyền kiểm tra không?
     
    truong-thon-to-truong-dan-pho-co-quyen-kiem-tra-tam-tru-khong?
     
    1. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố là ai?
     
    Cụ thể tại Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
     
    Theo đó, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
     
    Ngoài ra, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
     
    Đồng thời được nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
     
    2. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những quyền hạn gì?
     
    Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng được phân quyền hạn để quản lý công việc qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động của khu phố, khu dân cư mình được phân công. 
     
    Theo Điều 10  Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có những quyền hạn sau:
     
    Thứ nhất là được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp.
     
    Thứ hai là được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
     
    Bên cạnh đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng có những nhiệm vụ sau:
     
    - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố.
     
    - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
     
    - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố.
     
    - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết.
     
    - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động.
     
    - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
     
    3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có được kiểm tra cư trú?
     
    Theo Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú cá nhân, hộ gia đình là hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
     
    Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
     
    Về nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
     
    Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới.
     
    Như vậy, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không có quyền kiểm tra và lấy số liệu cư trú dân cư mà chỉ được quyền vận động người dân trong phạm vi được phân quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. 
     
    1192 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (28/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận