Trường hợp thay đổi cơ cấu công ty phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #606870 16/11/2023

    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (298)
    Số điểm: 2297
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Trường hợp thay đổi cơ cấu công ty phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

    Hiện tại, việc thay đổi cơ cấu, công nghệ được hiểu như Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. Vậy khi thay đổi thì có nghĩa vụ gì với người lao động không? 
     
    Thay đổi cơ cấu, công nghệ
     
    Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
     
    - Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
     
    - Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
     
    - Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm
     
    Khi thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
     
    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này. 
     
    Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
     
    Về phương án sử dụng lao động được quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 đề cập những nội dung cần có trong phương án sử dụng lao động:
     
    - Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
     
    - Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
     
    - Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
     
    - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
     
    - Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
     
    Đồng thời, khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
     
    Những quyền lợi của người lao động được hưởng khi công ty chấm dứt hợp đồng khi đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động
     
    Thứ nhất, trợ cấp mất việc, cụ thể theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 đề cập trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47.
     
    Thứ hai, tiền lương những ngày nghỉ hằng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 khi mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. 
     
    Thứ ba, tiền lương những ngày đã làm việc.
     
    519 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận