Trường hợp này phạm tội chống người thi hành công vụ hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #559531 30/09/2020

    anhkieubinhtan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2020
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Trường hợp này phạm tội chống người thi hành công vụ hay không?

    Ngày 10/6, Công ty điện lực A ghi điện và báo số tiền điện B phải đóng nhưng B chưa đóng. Nên đến ngày 15/6, công ty A gửi thông báo nợ tiền điện bằng cách nhắn tin vào số điện thoại xxx (số điện thoại của chủ nhà cũ, vì B mua nhà chưa ký hợp đồng mới và đăng ký số điện thoại cho công ty A), nên B cũng k nhận được tình nhắn nợ tiền hoặc thông báo nợ tiền điện nào khác của công ty A. Nên B cũng chưa đi đóng tiền điện. Đến ngày 24/6, công ty A gửi giấy thông báo ngừng cung cấp điện và B nhận được nhưng bận việc chưa đi đóng. 
     
    Đến ngày 1/7, A cử nhân viên C xuống cắt điện. C thì hành lệnh công tác nên xuống tủ điện trước nhà của B để cắt điện nhưng không nói gì cho B biết việc hôm nay sẽ cắt điện. C vừa mở tủ điện để cắt điện, chưa kịp cắt thì B ra nói chuyện từ từ để đi đóng tiền, thì B và C xảy ra mâu thuẫn. B đã đánh C gây thương tích. Sau đó, C không yêu cầu xử lý hình sự và từ chối giám định thương tật.
     
    Vậy B có phạm tội chống người thi hành công vụ hay không?
    Trân trọng cám ơn!

     

     
    1739 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559553   30/09/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

    Theo đó, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ, cụ thể như sau:

    “[…]2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.”

     
    Báo quản trị |  
  • #559569   30/09/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1356)
    Số điểm: 11153
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 199 lần


    Trường hợp anh nêu B sẽ không bị truy cứu trách nhiệm theo tội chống người thi hành công vụ, bởi ông C không phải người đang thi hành công vụ. Trường hợp anh nêu ông B có thể bị xử lý hành chính theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi đánh nhau hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ạ. 

    Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó:

    Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

    Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:

    Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. 

    Trường hợp anh nêu B sẽ không bị truy cứu trách nhiệm theo tội chống người thi hành công vụ, bởi ông C không phải người đang thi hành công vụ. Trường hợp anh nêu ông B có thể bị xử lý hành chính theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi đánh nhau hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ạ. 

    Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó:

    Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

    Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:

    Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. 

    Cập nhật bởi jellannm ngày 30/09/2020 08:33:13 CH
     
    Báo quản trị |