Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng, chứng thực?

Chủ đề   RSS   
  • #557144 03/09/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng, chứng thực?

    Ủy quyền nào phải công chứng, chứng thực?

    Ủy quyền nào phải công chứng, chứng thực? (Ảnh minh họa)

     

    Hiện nay, công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền được quy định tại một số luật chuyên ngành hoặc văn bản hướng dẫn. Việc ủy quyền có công chứng, chứng thực sẽ khiến cho Hợp đồng/Giấy ủy quyền của bạn có giá trị pháp lí cao hơn và giúp tránh những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, không phải văn bản ủy quyền nào cũng bắt buộc công chứng chứng thực, ngoài các trường hợp sau:

    1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

    Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

    Khoản 2, Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014

     

    2. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay;

    trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

    Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

    Căn cứ: Khoản 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP

     
    3699 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (04/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584173   22/05/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng, chứng thực?

    Thật ra bây giờ gần như ở đâu cũng yêu cầu giấy uỷ quyền phải có công chứng, chứng thực cả. Giống như mình muốn lấy bằng tốt nghiệp đại học hay bằng tiếng anh thì nhà trường đều yêu cầu giấy uỷ quyền có công chứng nhằm đảm bảo về mặt pháp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #584390   29/05/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng, chứng thực?

    Cảm ơn bạn đã có những chia sẻ vô cùng bổ ích. Tuy nhiên theo bản thân mình nhận thấy thì trên thực tế hiện nay hầu như những vấn đề liên quan đến ủy quyền đều phải được công chứng, chứng thực nhằm đảm bảo về mặt pháp lý cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp sau này. 

     
    Báo quản trị |