Trường hợp nào Tòa án được sửa chữa, bổ sung bản án dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #537351 15/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Trường hợp nào Tòa án được sửa chữa, bổ sung bản án dân sự?

    Trường hợp nào Tòa án được sửa chữa, bổ sung bản án dân sự?

    Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau quá trình xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, xét xử do vậy nội dung bản án phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá và quyết định của hội đồng xét xử việc chấp nhận hay không chấp nhận, cho hưởng hoặc không cho hưởng một quyền nào đó của đương sự, buộc đương sự thực hiện các nghĩa vụ nếu các đương sự không thỏa thuận được toàn bộ vấn đề của vụ án.

    Sau phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán và Thư ký phiên tòa phải kiểm tra lại bản án, biên bản phiên tòa để khắc phúc ngay những sai sót của bản án đã tuyên hoặc sai sót trong việc ghi biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, việc sửa chữa, bổ sung bản án phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015.

    Theo quy định tại Điều 268 BLTTDS 2015 thì:

    “Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.”

    Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 38 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo đó, chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây:

    “a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,…

    b) Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.”

    Khi có sai sót về số liệu hay có sai sót về lỗi chính tả do đánh máy hoặc lỗi kỹ thuật khác thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án. Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án. Mặt khác, trong trường hợp phát hiện việc quyết định của bản án không đúng như nhận định thì báo cáo Tòa án cấp trên để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Theo quy định của BLTTDS 2015, nếu thuộc trường hợp được sửa chữa, bổ sung bản án thì Tòa án phải ra Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa ra quy định cụ thể về thời hạn Tòa án phải gửi Quyết định sửa chữa, bổ sung mà đơn giản chỉ quy định thời hạn gửi là ngay sau khi ban hành quyết định.

     

     
    10801 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận