Trường hợp nào thì người bị khởi tố hình sự được tại ngoại trong quá trình khởi tố vụ án, điều tra, truy tố?

Chủ đề   RSS   
  • #241756 25/01/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Trường hợp nào thì người bị khởi tố hình sự được tại ngoại trong quá trình khởi tố vụ án, điều tra, truy tố?

    Em xin nhờ các luật sư tư vấn cho giúp là đối với 1 người mà bị tố cáo là vi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự thì liệu có nhất thiết là cơ quan điều tra họ bắt tạm giam người bị khởi tố/nghi vấn không? Trong trường hợp nào thì người khởi tố có thể tại ngoại? Em xin cảm ơn các luật sư rất nhiều!

     
    26159 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #242677   30/01/2013

    LS.nguyenanh
    LS.nguyenanh

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2012
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 696
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    khi một người bị tố cáo có hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không.sau đó khởi tố vụ án, khởi tố bị can.việc cơ quan điều tra có bắt người đó để tam giam hay không còn phụ thuộc vào mức độ hành vi vi phạm pháp luật của người đó. việc tạm giam với mục đích để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người đó sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

    tạm giam có thể được áp dụng đối với các trường hợp mà người có hành vi vi phạm pháp luật phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

    phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định có mức hình phạt trên 2 năm có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm các tội khác.

    người bị khởi tố có thể được tại ngoại khi cơ quan điều tra xét thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết, mức độ hành vi phạm tội chưa tới mức cần phải áp dụng biện pháp tạm giam.có sự bảo lĩnh và cam kết của người phạm tội, chính quyền địa phương.

    Luật sư Nguyễn Xuân Hào - Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An

    - Tell: 0979043626/ 19006280

    - Email: luatsunguyen08@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS.nguyenanh vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (01/02/2013)
  • #243093   01/02/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    LS.nguyenanh viết:

    khi một người bị tố cáo có hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không.sau đó khởi tố vụ án, khởi tố bị can.việc cơ quan điều tra có bắt người đó để tam giam hay không còn phụ thuộc vào mức độ hành vi vi phạm pháp luật của người đó. việc tạm giam với mục đích để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người đó sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

    tạm giam có thể được áp dụng đối với các trường hợp mà người có hành vi vi phạm pháp luật phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

    phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định có mức hình phạt trên 2 năm có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm các tội khác.

    người bị khởi tố có thể được tại ngoại khi cơ quan điều tra xét thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết, mức độ hành vi phạm tội chưa tới mức cần phải áp dụng biện pháp tạm giam.có sự bảo lĩnh và cam kết của người phạm tội, chính quyền địa phương.

     

    Cụ thể trường hợp ở đây là anh A cho rằng hành vi xử lý vi phạm hành chính của ông B là sai pháp luật, tiếp đó anh A làm đơn khiếu nại lên cơ quan chủ quản của ông B là cơ quan C, sau đó khi không giải quyết ổn thỏa, anh A tiếp tục làm đơn ra tòa hành chính.

    Ông B kiện ngược lại anh A về hành vi vu khống người thi hành công vụ và trong quy định tại Bộ luật hình sự thì tội vu khống đối với người thi hành công vụ bị tù ít nhất 2 năm.

    Vậy trong quá trình khởi tố anh A về hành vi vu khống người thi hành công vụ (cho rằng ông B không đưa ra được căn cứ cho rằng mình bị vu khống, và chỉ dựa vào lời khai của 1 đồng nghiệp (cho rằng là không khách quan) hoặc dựng lên 1 nhân vật làm chứng mà không có thật), thì liệu có đủ điều kiện để anh A phải bị áp dụng biện pháp tạm giam, quản lý không? Cảm ơn luật sư

     
    Báo quản trị |