Trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo?

Chủ đề   RSS   
  • #598572 09/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo?

    Hưởng án treo được xem là biện pháp khoan hồng của pháp luật đối với những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự ở mức độ nhẹ cũng như có lý lịch nhân thân tốt để họ có cơ hội sửa sai.
     
    Dù vậy, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được hưởng án treo. Vậy, trong trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo?
     
    truong-hop-nao-nguoi-pham-toi-khong-duoc-huong-an-treo
     
    1. Án treo là gì?
     
    Án treo là một biện pháp miễn chấp hành phạt tù áp dụng cho các tội phạm có mức án nhẹ và nhân thân, lý lịch tốt được Tòa án xem xét và quyết định cho hưởng án treo.
     
    Cụ thể, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
     
    2. Khi nào áp dụng án treo đối với người phạm tội?
     
    Người phạm tội được hưởng án treo theo từ phán quyết của Tòa án và tuân thủ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 và chấp hành các biện pháp tại quy định này như sau:
     
    Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
     
    Thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.
     
    Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. 
     
    Bệnh cạnh đó, gia đình của người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
     
    Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
     
    Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 từ 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. 
     
    Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015.
     
    3. 06 trường hợp không áp dụng án treo
     
    Theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP) quy định những trường hợp người phạm tội sẽ không được hưởng án treo bao gồm:
     
    (1) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
     
    (2) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
     
    (3) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
     
    (4) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
     
    - Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
     
    (5) Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
     
    - Người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
     
    - Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
     
    - Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
     
    - Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.
     
    (6) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
     
    Như vậy, người phạm tội dù có hành vi vi phạm không đáng kể nhưng tái phạm, có tính chất chuyên nghiệp, chủ mưu và có những hành vi không chấp hành các biện pháp của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được hưởng án treo.
     
    2929 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    Hiennguyen1511 (17/07/2023) ThanhLongLS (09/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599863   28/02/2023

    Trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Mình cũng xin chia sẻ về nghĩa vụ mà người được hưởng án treo phải thực hiện tại Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

     

    Điều 87. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo

     

    1. Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này.

    2. Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

    3. Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.

    4. Chấp hành quy định tại Điều 92 của Luật này.

    5. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

    6. Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huongquynhgl99@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/03/2023)