Trường hợp nào ngày chết không phải ngày giỗ?

Chủ đề   RSS   
  • #564698 11/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Trường hợp nào ngày chết không phải ngày giỗ?

    Ngày chết và ngày giỗ

    Ngày chết pháp lý của một người - Ảnh minh họa

    Với tư duy thông thường của mọi người, ngày chết của một người sẽ là ngày giỗ của họ, tuy nhiên với tư duy pháp lý thì sao?

    Khai tử thông thường

    Khi một người chết, việc khai tử của người đó thực hiện theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

    “1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.”

    Trong nội dung khai tử, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

    “Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.”

    Theo đó, ngày người chết sẽ được xác định theo thông tin được cung cấp từ người khai tử, tuy nhiên có những trường hợp việc xác nhận ngày chết không đơn giản như vậy.

    Một số trường hợp khai tử đặc biệt

    Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

    - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

    - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

    - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

    - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống

    Sau khi căn cứ vào các trường hợp trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

    Từ đó, có thể thấy từ quy định trên những tình huống như:

    - Người bị tuyên bố là đã chết thực ra không chết và có thông tin xác thực là còn sống

    - Người bị tuyên bố là đã chết thực ra đã chết trong khoảng thời gian không có thông tin xác thực là còn sống.

    Đây sẽ là những trường hợp ngày được tuyên bố chết về mặt pháp lý khác với ngày gia đình chọn làm ngày giỗ của người chết.

    Ngoài ra, còn những trường hợp nào khác mà ngày chết của một người và ngày được tuyên bố chết về mặt pháp lý là hay ngày khác nhau, xin mời bạn đọc đóng góp thông tin!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 12/12/2020 09:08:13 SA
     
    1503 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận