Pháp luật có quy định các loại văn bản, hợp đồng cần phải công chứng và chứng thực, trong đó có những loại văn bản, hợp đồng được sử dụng một trong hai hình thức trên. Tuy nhiên, hai hình thức có một số điểm khác biệt về ý nghĩa pháp lý, vậy nên sử dụng hình thức nào khi cần phải công chứng, chứng thực? Bài viết dưới đây trả lời cho câu hỏi trên:
Nên công chứng hay chứng thực hợp đồng - Hình minh họa
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về công chứng, chứng thực và các trường hợp công chứng chứng thực mà pháp luật quy định
Công chứng là việc xác thực tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng và giao dịch,…. Công chứng viên phải chụi trách nhiệm trước pháp luật, trước người yêu cầu công chứng về nội dung của hợp đồng, giao dịch đó. Bên cạnh đó, ý nghĩa của việc công chứng là đảm bảo cho các bên an toàn về pháp lý đối với hợp đồng và giao dịch. Chẳng hạn, nếu trong trường hợp, do lỗi của công chứng viên mà hợp đồng xảy ra vô hiệu khiến cho các bên tham gia hợp đồng giao dịch gặp tổn thất thì các bên tham gia sẽ được bồi thường thiệt hại bởi cơ quan, tổ chức mà bạn đã thực hiện công chứng theo Khoản 1, Điều 38 Luật công chứng 2014.
Khác với công chứng, Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực có nghĩa xác thực ngày giờ, thời điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện chữ ký của giấy giờ văn bản hợp đồng. Cơ quan thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng. Như vậy, trong trường hợp, hợp đồng, giao dịch của bạn có một số nội dung khiến toàn bộ hay một phần hợp đồng, giao dịch vô hiệu, khiến một hoặc cả hai bên thiệt hại về kinh tế và thiệt hại khác thì nhân tiên hay cơ quan tổ chức chứng thực không phải chịu trách nhiệm về vấn đề trên.
Để lựa chọn hình thức công chứng hay chứng thực còn cần dựa vào ưu điểm hay nhược được của mỗi loại, để xem hình thức nào phù hợp hơn vời trường hợp của bạn:
|
Công chứng
|
Chứng thực
|
Giá trị pháp lý
|
Hợp đồng công chứng có giá trị thi hành với các bên liên quan, nếu một trong hai bên không thực hiện những điều khoản đã ghi trong hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật
Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
|
Chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký và không có giá trị chứng minh về nội dung và tính hợp pháp của hợp đồng
|
Ưu điểm
|
- Có giá trị pháp lý cao hơn (có hiệu lực thi hành với các bên liên quan)
- Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ; Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh.
- Nội dung của hợp đồng sẽ được đảm bảo về mặt hợp pháp
|
- Dễ dàng thực hiện vì thủ tục này được thực hiện tại UBND các cấp
- Phí chứng thực thấp hơn
|
Nhược điểm
|
Phí công chứng cao hơn
|
- Không được đảm bảo tính hợp pháp về về mặt nội dung của đồng
- Những tình tiết trong hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp thì phải chứng lai, không đương nhiên được coi chứng cứ.
|
Trên thực tế, các loại hợp đồng có giá trị thi hành các bên liên quan, yêu cầu các bên phải thực hiện công việc và nghĩa vụ với bên còn lại (ví dụ như bên bán phải chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua; bên mua phải trả tiền) nên được sử dụng hình thức công chứng.
Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 05/09/2020 03:13:15 CH