Trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh?

Chủ đề   RSS   
  • #594143 24/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh?

    Tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh là một thủ tục gần như bắt buộc đối với doanh nghiệp khi muốn thành lập doanh nghiệp và ngành nghề kinh mà họ hoạt động đối với cơ quan có thẩm quyền.
     
    truong-hop-nao-khong-phai-dang-ky-kinh-doanh
     
    Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp và loại hình kinh doanh nào cũng phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Vậy đó là những loại hình kinh doanh gì?
     
    1. Hoạt động đăng ký kinh doanh là gì?
     
    Hiện nay, khái niệm đăng ký kinh doanh đã bị hủy bỏ theo các văn bản luật hiện hành. Tuy nhiên, có thể dựa trên khái niệm về đăng ký doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP được hiểu như sau:
     
    Là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
     
    Đăng ký doanh nghiệp bao gồm các hoạt động sau:
     
    - Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
     
    -  Hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
     
    - Các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
     
    Như vậy, đăng ký kinh doanh tại Luật Doanh nghiệp 2020 bị xóa bỏ bởi vì đây là một phần trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp.
     
    2. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
     
    Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đối tượng không phải tiến hành đăng ký kinh doanh là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.
     
    Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
     
    Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định một số hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh được giải thích như sau:
     
    Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
     
    Như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
     
    (1) Buôn bán rong (buôn bán dạo) bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
     
    (2) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ.
     
    (3) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống.
     
    (4) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ.
     
    (5) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh,... có hoặc không có địa điểm cố định.
     
    (6) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
     
    3. Xử phạt hành vi không đăng ký kinh doanh
     
    Thông thường các thương nhân kinh doanh không phải đăng ký hoạt động kinh doanh là các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ và không có số vốn hay địa điểm kinh doanh nhất định rất khó kiểm soát. 
     
    Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thuộc các trường hợp nêu trên nhưng lại hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp bắt buộc đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt hành chính
     
    Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP sẽ phạt 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.
     
    Ngoài ra, buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định về cơ sở kinh doanh bắt buộc phải đăng ký doanh nghiệp.
     
    Như vậy, nếu đối tượng nào thuộc các trường hợp được nêu tại mục 2 thì không cần phải đăng ký doanh vì đây chỉ là những hoạt động nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đối các đối tượng không thuộc phạm vi nêu trên nhưng vẫn tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp thì có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.
     
    281 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/11/2022) ThanhLongLS (24/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595077   30/11/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh?

    Cảm ơn chia sẻ từ bạn. Ngoài các căn cứ trên, mình cũng xin cung cấp thêm 1 quy định về trường hợp không cần đăng ký kinh doanh khi hoạt động đăng ký kinh doanh của cá nhân, cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:
    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:
     
    1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
     
    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
     
    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
     
    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
     
    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
     
    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
     
    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
    ..."
     
    Báo quản trị |  
  • #595098   30/11/2022

    Trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Cá nhân thuộc các trường hợp trên thì không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như: an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm nào đó.Ví dụ: Các địa điểm cấm bán hàng rong trên các địa phương…

     
    Báo quản trị |