Trường hợp nào không đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng

Chủ đề   RSS   
  • #587333 04/07/2022

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Trường hợp nào không đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng

    Từ trước đến nay chúng ta đều nghĩ chỉ khi nào có tên trên sổ đỏ thì mới được phép thực hiện hoạt động liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp không cần có tên trên sổ đỏ vẫn có thể thực hiện được các hoạt động trên. Cụ thể:

    mua-ban-so-do-so-hong

    1. Nhận thế chấp nhà đất

    Theo quy định tại Điều 317 BLDS 2015 thì:

    Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
     
    Như vậy với trường hợp tài sản thế chấp là nhà, đất thì thông thường bên thế chấp sẽ giao sổ hồng/ số đỏ cho bên nhận thế chếp để đảm bảo. Và lưu ý theo quy định tại Luật Đất Đai 2013, khi thực hiện thế chấp bên thế chấp phải đăng ký biến động đất đai.
     
    Cũng theo BLDS, bên nhận thế chấp sẽ có quyền: yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299, cụ thể: đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Phương thức xử lý tài sản thế chấp
     
    Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
     
    a) Bán đấu giá tài sản;
     
    b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
     
    c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
     
    d) Phương thức khác.
     
    Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Như vậy trong trường hợp này bên nhận thế chấp có quyền bán đất, nhà của bên thế chấp theo phương thức bán đấu giá hoặc công khai.

    Lưu ý:

    Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
     
    1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất
     
    1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Đất được mua trước ngày 01/7/2014
     
    Theo quy định tại Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
     
    2. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:
     
    a) Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;
     
    b) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trả);
     
    c) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền.
     
    Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.
     
    Chuẩn bị hồ sơ
     
    Theo Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận mới đối với trường hợp chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 được chia thành 02 trường hợp như sau:
     
    Trường hợp 1: Bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho có hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực nhưng bên chuyển nhượng không trao Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm 01 bộ với các giấy tờ sau:
     
    - Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
     
    - Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực.
     
    Trường hợp 2: Bên nhận chuyển nhượng có bản gốc Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng thì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
     
    - Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
     
    - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
     
    - Giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có đủ chữ ký của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền (giấy viết tay hoặc đánh máy mà có đủ chữ ký của các bên).
     
    Trình tự, thủ tục thực hiện
     
    Bước 1: Nộp hồ sơ
     
    Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ được quy định như sau:
     
    Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
     
    Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
     
    - Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
     
    - Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
     
    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
     
    Bước 3: Giải quyết
     
    Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển nhượng và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng.
     
    Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển nhượng để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương 03 số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận trả).
     
    Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển nhượng.

    3. Khi người nhận thừa kế là người nước ngoài

    Theo quy định tại Điều 186 Luật đất đai 2013

    Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
     
    a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
     
    b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
     
    c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
     
    Như vậy người nước ngoài theo quy định không được đứng tên trên sổ hồng, sổ đỏ thì người có quyền cầm giữ Giấy chứng nhận đứng tên người để lại di sản và được chuyển nhượng, tặng cho nhưng không được đứng tên trên Giấy chứng nhận đó.
     
    4822 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    admin (04/07/2022) ThanhLongLS (04/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588389   27/07/2022

    Trường hợp nào không đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng

    Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình cảm ơn bạn đã dành thời gian để chia sẻ bài viết này đến mình, cũng như tất cả những người tham gia diễn đàn Dân luật. Nhờ có bài viết này mà mình đã có thêm được kiến thức pháp luật bổ ích về trường hợp không đứng tên sổ đỏ, sổ hồng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng
     
    Báo quản trị |  
  • #588481   28/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Trường hợp nào không đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng

    Cảm ơn bài viết của bạn. Nhờ bài viết của bạn mà mình đã có thêm những kiến thức liên quan đến việc chuyển nhượng nhà, đất. Đọc bài viết của bạn mà mình đã biết được có những trường hợp không cần đứng tên sổ đỏ, sổ hồng mà vẫn có thể thực hiện chuyển nhượng. Bài viết của bạn rất hữu ích, mong trong tương lai có thể nhận thêm bài viết từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #588996   31/07/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Không có Sổ đỏ vẫn được sang tên là những trường hợp ngoại lệ khi chuyển nhượng, tặng cho nhà đất vì thông thường để chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế nhà đất phải có Giấy chứng nhận. Mọi người cũng nên nắm bắt được quy định của pháp luật để biết được quyền lợi của mình đặc biệt là quyền lợi liên quan đến tài sản đất đai là những tài sản có giá trị lớn. 
     
    Báo quản trị |  
  • #590326   29/08/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Trường hợp nào không đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng

    Mình cảm ơn tác giả của bài viết này đã chia sẻ thêm nhiều thông tin mới nhé. Theo mình được biết thì đất đước sử dụng trước ngày 1/7/2014 cũng có thể chuyển nhượng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trùng khớp với thông tin tác giả đã nêu. Mong rằng tác giả sẽ chia sẻ thêm nhiều bài viết hay và thú vị nhé

     
    Báo quản trị |