Trường hợp hàng nhập khẩu được giảm giá theo hợp đồng thì giá tính thuế GTGT là giá nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607138 27/11/2023

    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (281)
    Số điểm: 2032
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 35 lần


    Trường hợp hàng nhập khẩu được giảm giá theo hợp đồng thì giá tính thuế GTGT là giá nào?

    Hiện nay, việc kinh doanh trên thị trường quốc tế rất phổ biến, để thuận lợi trong việc mua bán cũng như giữ quan hệ trong kinh doanh các bên thường giảm giá, chiết khấu. Vậy khi nhập khẩu hàng hóa được giảm giá, chiết khấu thì giá tính thuế giá trị gia tăng xác định như thế nào? Ví dụ hàng hóa có giá 1000$, được giảm giá 100$ thì giá tính thuế là giá nào?
     
    Giá tính thuế GTGT
     
    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC đề cập giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
     
    Như vậy theo quy định này giá tính thuế GTGT sẽ xác định theo giá nhập tại cửa khẩu là trị giá hải quan.
     
    Xác định trị giá hải quan 
     
    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) có đề cập nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hải quan đối với hàng nhập khẩu:
     
    + Nguyên tắc: 
     
    - Giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
     
    - Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
     
    - Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
     
    + Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
     
    - Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
     
    - Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
     
    - Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
     
    - Phương pháp trị giá khấu trừ;
     
    - Phương pháp trị giá tính toán;
     
    - Phương pháp suy luận.
     
    Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
     
    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) có đề cập trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
     
    Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, theo hình thức thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, trong đó có các khoản điều chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
     
    Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC có đề cập các khoản điều chỉnh trừ trong đó khoản giảm giá, cụ thể:
     
    - Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
     
    - Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
     
    - Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
     
    - Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
     
    - Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
     
    - Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan;
     
    - Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
     
    - Trị giá khai báo và thực tế về số lượng. hàng hóa nhập khẩu, cấp độ thương mại, hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của người bán
     
    Như vậy, giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, giá nhập tại cửa khẩu ở đây xác định là giá trị hải quan, khi xác định giá trị hải quan sẽ dựa vào phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
     
    Theo phương pháp này trị giá giao dịch này xác định là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh, trong đó có điều chỉnh trừ về khoản giảm giá như trích dẫn.
     
    Tuy nhiên, để giảm trừ được các khoản giảm giá này còn phải lập hồ sơ đề nghị xét giảm. Trong trường hợp các khoản điều chỉnh chỉ có điều chỉnh trừ khoản giảm giá thì lúc này xác định giá nhập khẩu tại cửa khẩu là 900$, khi có giá nhập khẩu sẽ xác định được giá tính thuế. Nội dung đề cập chỉ đúng khi thỏa các điều kiện tại Điều 6 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
     
    330 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận