Trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với Nhãn Hiệu Hàng Hóa ?

Chủ đề   RSS   
  • #306055 10/01/2014

    tuannhica

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 635
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 2 lần


    Trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với Nhãn Hiệu Hàng Hóa ?

     

     

    Lý do chấm dứt:

    Chủ sử hữu không sử dụng nhãn hiệu trong thời hạn 5 năm (theo quy định tại điều 95 khoản 1 mục d Luật SHTT:  “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”;

     

    Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ “ Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ”

     

    1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

    a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

    b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

    c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

    d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

    đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

    e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

    g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

     

    2. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

     

    3. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.

     

    4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

    Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

     

    5. Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

     

     

     
    12080 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #306054   10/01/2014

    tuannhica
    tuannhica

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 635
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 2 lần


    Quy trình xử lý yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ?

     

    Với đội ngũ cán bộ chuyên trách có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khiếu nại các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, xử lý tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, đã và đang hỗ trợ thành công nhiều khách hàng trong việc chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

     

    1. Đình chỉ hiệu lực của văn bằng

    Hiệu lực của văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ trước thời hạn, nếu chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ đúng thời hạn hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong vòng năm năm, kể từ khi đăng ký, hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh.

     

    Việc đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ thứ nhất nói trên là hình thức chế tài của Nhà nước áp dụng trong trường hợp có vi phạm nghĩa vụ về nộp lệ phí; trường hợp thứ hai là hình thức chế tài áp dụng đối với vi phạm nghĩa vụ cạnh tranh không lành mạnh; trường hợp thứ ba là trường hợp chấm dứt việc bảo hộ do không còn nhu cầu bảo hộ nữa.

     

    Đối với trường hợp đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do chủ sở hữu không sử dụng hoặc không chuyển giao quyền sử dụng cho người khác trong vòng năm năm, kể từ ngày đăng ký thì đây là biện pháp để chống các hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh. Trên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều nhãn hiệu để ngăn cản các doanh nghiệp khác sử dụng các dấu hiệu mà họ cho là có sức cạnh tranh lớn.

     

    Việc hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ do cơ quan đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ thực hiện và được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp. Việc hủy bỏ và đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ phải dựa trên cơ sở đơn của người thứ ba.

     

    Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp là làm chấm dứt quyền bảo hộ và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng kể từ thời điểm đình chỉ hiệu lực.

     

    2. Thủ tục hành chính

     

    a. Trình tự thực hiện:

    - Tiếp nhận đơn: Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ

     

    - Xử lý đơn:

    Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:

    + Kiểm tra đơn về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;

    + Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt;

    + Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.

     

    Trường hợp yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện:

    + Kiểm tra đơn về mặt hình thức (bằng chứng, lý do yêu cầu chấm dứt) và đưa ra kết

    luận về tính hợp lệ của đơn;

    + Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn

    bằng, ñể chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến

    trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ;

    + Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt một

    phần/ toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng

    bảo hộ;

    + Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc

    gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

     

    b. Cách thức thực hiện:

    - Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ

    - Qua bưu điện.

     

    c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

    - Thành phần hồ sơ, bao gồm:

    + Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

    + Chứng cứ (nếu có);

    + Giấy uỷ quyền (nếu thông qua đại diện);

    + Bản giải trình lý do yêu cầu;

    + Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

     

    d. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

     

    đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

     

    e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

     

    g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

     

    h. Lệ phí:

    - Lệ phí và phí đại diện yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ: 5.000.000 đồng.

    - Lệ phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

    i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng

    sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).

     

    k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

     

    l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    - Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

    - Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

    hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

    - Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ

    hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

    - Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ

    thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

     

     

    Hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ tốt nhất!

     

     

     
    Báo quản trị |