Trước khi vận chuyển hành khách xe tuyến cố định có phải kiểm tra chất ma túy của tài xế không?

Chủ đề   RSS   
  • #610377 08/04/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (369)
    Số điểm: 6801
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 140 lần
    SMod

    Trước khi vận chuyển hành khách xe tuyến cố định có phải kiểm tra chất ma túy của tài xế không?

    Gần đây, Bộ Công an ghi nhận nhiều trường hợp tài xế dương tính với chất ma túy. Vậy trước khi vận chuyển hành khách xe tuyến cố định có phải kiểm tra chất ma túy của tài xế không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Trước khi vận chuyển hành khách xe tuyến cố định có phải kiểm tra chất ma túy của tài xế không?

    Căn cứ theo Khoản 2 Điều 27 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định như sau:

    “Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung đối với người lái xe tại quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này; thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm dừng đón, trả khách và chạy đúng hành trình”.

    Theo đó, tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định trước khi vận chuyển thì người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe phải thực hiện kiểm tra nồng độ cồn và chất ma túy đối với người lái xe (nếu đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra).

    Như vậy, trường hợp tại đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra thì người điều hành vận tải kiểm tra phải thực hiện kiểm tra chất ma túy của tài xế trước khi vận chuyển hành khách xe tuyến cố định.

    (2) Người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải điều động để tài xế dương tính ma túy lái xe bị xử phạt thế nào?

    Tại Điều 263 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định những trường hợp như sau:

    - Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%.

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

    - Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

    Theo đó, trường hợp người có thẩm quyền biết rõ người tài xế có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ dẫn đến gây ra thiệt hại thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên thì bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    (3) Tài xế dương tính ma túy khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?

    Tại Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định trường hợp điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng. Đồng thời, tài xế vi phạm ở trường hợp này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Bên cạnh đó, tại Điểm b Khoản 2 Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 có quy định phạt tù 03 đến 10 năm đối với trường hợp tham gia giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Trường hợp sử dụng ma túy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì sẽ căn cứ theo mức độ thiệt hại gây ra để áp dụng mức xử phạt theo quy định của pháp luật.

     
    41 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận