Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?

Chủ đề   RSS   
  • #543434 11/04/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?

    Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?

    Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn về tài chính. Không ít các phát sinh vấn đề trong quá trình làm việc có thể diễn ra, điển hình như việc bị sếp phân công đi công tác tỉnh trong thời điểm này thì người lao động có quyền từ chối không?

    Theo chỉ thị 16/CT-TTg sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh,…

    Ngày 3/4/2020 Văn phòng Chính phủ có văn bản 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16 Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở  nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

    - Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

    - Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

    - Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

    Về nguyên tắc: Chỉ thị 16 không phải ngăn sông, cấm chợ” mà chỉ là hạn chế đi lại, tiếp xúc và có sự kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo vệ sinh phòng bệnh...

    Những đối tượng được phép đi lại, làm việc vẫn được đi lại, làm việc bình thường.

    Việc NSDLĐ buộc người lao động đi công tác tỉnh không sai về mặt nguyên tắc tuy nhiên phải căn cứ vào tình hình thực tế để giao nhiệm vụ nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động và thực hiện chỉ đạo của nhà nước.

    Trường hợp này người lao động có thể trao đổi với người sử dụng lao động về vấn đề này có thể hoãn hoặc trao đổi qua công việc qua phương thức khác, trường hợp nếu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc có những quyết định, hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có thể gửi khiếu nại lần đầu đến công ty yêu cầu giải quyết khiếu nại. Nếu công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

    Tại Hà Nội đã tiến hành xử lý các trường hợp ra đường trong trường hợp không cần thiết: Xem TẠI ĐÂY

    Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề trên, các bạn đóng góp ý kiến nhé!

     

     
    4842 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ChuTuocLS (13/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #543437   11/04/2020

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Được thôi bạn!Nếu công việc khẩn cấp, quan trọng đối với công ty nơi bạn làm việc!Không đi cho nghỉ việc ráng chịu!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn zichzach79 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/04/2020) ChuTuocLS (13/04/2020)
  • #547594   30/05/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2035)
    Số điểm: 15026
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 325 lần


    Nếu trong trường hợp bắt buộc phải đi công tác, không thể hoãn hoặc chuyển sang phương thức làm việc khác được thì vẫn có thể đi công tác. Không phải ngăn sông cấm chợ, cấm việc đi lại bạn nhé. Thực tế, mình thấy trong trường hợp cần thiết thì thời gian này sếp của bạn cũng mới yêu cầu vậy thôi. Nếu có phương án tốt hơn rồi thì cũng sẽ không yêu cầu bạn đi công tác vậy đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #573654   15/07/2021

    Theo mình thấy thì nếu việc đi đến nơi khác thật sự nguy hiểm đến sức khỏe của bạn thì bạn nên từ chối còn nếu biết nó nguy hiểm mà sếp vẫn bắt bạn đi thì nghỉ việc đi bạn ạ. Còn nếu việc đi công tác không nguy hiểm thì bạn cứ đi thôi bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #576662   30/10/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Thực tế cũng có những trường hợp "éo le" như thế này. Ở đây lựa chọn đánh đổi gì thôi, đánh đối công việc này để tìm công việc khác (nếu sếp làm căng), hay đánh đổi an toàn của bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân mình thấy không nên bất chấp như vậy.

     
    Báo quản trị |