Vấn đề 1. Vẫn được xem là NLĐ
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Và theo Khoản 8 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 thì Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Về nguyên tắc việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành theo đúng trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật này.
Như vậy, khi người lao động nghỉ việc từ 5 ngày trong 1 tháng mà không có lý do chính đáng thì công ty có quyền xử lý kỷ luật sa thải họ (Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012).
Như đã trình bày thì công ty cần tiến hành thủ tục sa thải theo đúng quy định và khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (căn cứ ngày ghi trong quyết định xử lý kỷ luật).
Do đó, nếu chỉ đang trong giai đoạn xem xét thì trong trường hợp này họ vẫn đang là người lao động của công ty.
Vấn đề 2. Được kỷ luật nếu đã 3 lần thông báo
Công ty có được xử lý kỷ luật sa thải nếu người lao động vắng mặt?
Về nguyên tắc việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành theo đúng trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
...
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, trường hợp này công ty cần gửi thông báo 03 lần bằng văn bản cho người lao động. Trường hợp công ty đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Ở đây Luật chỉ loại trừ các trường hợp tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động, không bao gồm trường hợp không liên lạc được với người lao động.
Do đó công ty có thể gửi thông báo bằng văn bản về nơi cư trú của người lao động và người vợ cùng làm chung tại công ty. Thủ tục xử lý kỷ luật là rất quan trọng, càng làm chặt càng tránh rủi ro không mong muốn về sau.
Vấn đề 3. Tăng giảm báo hiểm không liên quan đến việc kỷ luật sa thải
Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Do đó, công ty cần xác định lại số ngày nghỉ không hưởng tiền lương, nếu từ 14 ngày thì tháng đó không đóng BHXH.
Không có gì là không thể.