Chào bạn!
Trước hết HĐXX phải tạm dừng phiên tòa để chờ thông tin về sức khỏe của bị cáo từ cơ quan y tế.
Nếu sau khi cấp cứu bị cáo có đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa thì việc xét xử được tiếp tục.
Nếu không thì đồng nghĩa với việc bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng. HĐXX căn cứ vào quy định tại Điều 187 BLTTHS để quyết định việc hoãn phiên tòa hay xét xử vắng mặt bị cáo. Trước khi quyết định phải thực hiện thủ tục quy định tại Điều 205 BLTTHS.
Việc thảo luận và thông qua quyết định hoãn phiên tòa hay tiếp tục xét xử, về mặt pháp luật thì được tiến hành tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản nhưng được ghi vào biên bản phiên tòa. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTHS thì những quyết định phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản không liệt kê quyết định hoãn phiên tòa.
Tuy nhiên, Điều 194 BLTTHS lại quy định:
"... thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa". Vậy nên TANDTC mới ban hành cái mẫu "Quyết định hoãn phiên tòa". Vì thế trong thực tiễn, quyết định hoãn phiên tòa đều được HĐXX thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!