Trong khi chờ thay đổi người đại diện, có thể ủy quyền cho người khác quyền của giám đốc không?

Chủ đề   RSS   
  • #45366 17/03/2010

    inmood_inlove

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong khi chờ thay đổi người đại diện, có thể ủy quyền cho người khác quyền của giám đốc không?

    Xin chào Luật sư,

    Tôi là Giám đốc đại diện cho chi nhánh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

    Kể từ ngày 01/01/2010, tôi đã không còn làm việc tại công ty đó nữa; nhưng do một số vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi giấy phép đăng ký kinh doanh của chi nhánh trước đó nên đến nay chi nhánh vẫn chưa thể tiến hành làm thủ tục thay đổi giám đốc mới cho vị trí của tôi. 

    Do không còn làm việc ở công ty và chi nhánh nữa nên tôi đã không tham gia bất cứ hoạt động sản xuất và giao dịch ngân hàng của công ty và chi nhánh.

    Để thuận lợi cho hoạt động của công ty cũng như cho cá nhân tôi, tôi muốn uỷ quyền quyền hạn giám đốc của mình cho một người nước ngoài (ông A) đang làm việc tại chi nhánh cho đến khi giấy phép ĐKKD của chi nhánh được chuyển đổi. (Ông A hiện là quản lý chung, chưa có hợp đồng lao động với công ty mẹ và chi nhánh; ông A làm việc tại chi nhánh theo chỉ định không văn bản của chủ đầu tư).

    Xin được hỏi:

    1) Tôi có thể uỷ quyền quyền hạn giám đốc của mình cho ông A ?

    (Ông A có thể ký các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng... đặc biệt các chứng từ thuế như kê khai thuế, báo cáo thuế, hoá đơn GTGT... không ? )

    2) Thời hạn uỷ quyền ?

    3) Thủ tục để uỷ quyền hợp pháp ?

    4) Trong trường hợp thời hạn uỷ quyền cho ông A kết thúc theo quy định của pháp luật trước khi giấy phép ĐKKD được chuyển đổi, tôi có thể uỷ quyền tiếp cho một người khác (Ông B) không ? 

    Tôi rất mong nhận được hồi âm sớm của Luật sư.

    Xin chân thành cảm ơn !

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 22/09/2010 09:26:30 AM Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 24/05/2010 03:43:38 PM
     
    8001 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #51202   31/03/2010

    luatminhtriet
    luatminhtriet

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2008
    Tổng số bài viết (87)
    Số điểm: 458
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn, về việc bạn hỏi, tôi có trao đổi như sau:

    1) Tôi có thể uỷ quyền quyền hạn giám đốc của mình cho ông A ?

    (Ông A có thể ký các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng... đặc biệt các chứng từ thuế như kê khai thuế, báo cáo thuế, hoá đơn GTGT... không ? )

    - Trả lời: Theo quy định thì việc ủy quyền của Giám đốc cho một người đại diện thay mình thực hiện các công việc của thuộc quyền hạn của Giám đốc là không bị hạn chế. Tuy nhiên, tất cả các nội dung và công việc thực hiện theo ủy quyền đó đều là với tư cách ủy quyền và người chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vi ủy quyền đó là người ủy quyền chứ không phải người được ủy quyền.

    2) Thời hạn uỷ quyền ?

    -Trả lời: Thời hạn ủy quyền pháp luật không hạn chế: có thể ủy quyền bằng một thời gian cụ thể hoặc theo công việc, như vậy hết thời gian ủy quyền cụ thể hoặc làm xong công việc đó thì cũng hết thời hạn ủy quyền.

    3) Thủ tục để uỷ quyền hợp pháp ?

    - Trả lời: Theo quy định thì ủy quyền trong nội bộ Công ty thì Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền thì ủy quyền chỉ cần ký và đóng dấu công ty là phù hợp quy định pháp luật, tuy nhiên do bạn là Giám đốc chi nhánh nên cần phải xem thêm về việc ủy quyền này có hạn chế gì từ các quy định của Công ty.

    Mặt khác, thông thường các vụ việc tương tự thì các bên đều tiến hành lập Hợp đồng ủy quyền và công chứng cho an toàn và đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ.

    4) Trong trường hợp thời hạn uỷ quyền cho ông A kết thúc theo quy định của pháp luật trước khi giấy phép ĐKKD được chuyển đổi, tôi có thể uỷ quyền tiếp cho một người khác (Ông B) không ?

    - Trả lời: Về nguyên tắc, bạn là người ủy quyền thì có thể chấm dứt việc ủy quyền nên bạn có thể ủy quyền cho người khác tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn đã ủy quyền công chứng thì trước khi ủy quyền cho người khác thực hiện tiếp việc ủy quyền bạn nên đến cơ quan công chứng để tiến hành các thủ tục hủy bỏ công chứng trước đó cho phù hợp quy định.

    Tổng hợp lại, về trường hợp của bạn, trong trường hợp ủy quyền theo đúng các quy định pháp luật thì trách nhiệm cao nhất vẫn là bạn, do đó, bạn nên có tìm hiểu cụ thể và quyết định chính xác nhằm an toàn hơn cho mình.

    Chúc bạn sức khỏe và thành công !

    Giám đốc Công ty Luật Minh Triết
    info@luatminhtriet.com
    Luật sư Phan Văn Lãng
    Mobile: 0904.161.533
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 22/09/2010 09:27:06 AM Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 24/05/2010 03:44:08 PM
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: