chào cả nhà, thấy mọi người thảo luận rôm rả nên cũng mạn phép nói vài lời:
ở các tội phạm liên quan đến quyền sở hữu, không cần phải xác định nạn nhân là chủ sở hữu tài sản, người quản lí tài sản hợp pháp hoặc ko hợp pháp đều có thể nạn nhân của tội phạm này.
tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để xác định tội danh là phải xác định cho được hành vi nào trực tiếp lấy được tài sản.
ở tình huống mà bạn family nêu ra, ta thấy:
A cho B mượn xe của mình, đây là hợp đồng mượn tài sản, thực hiện 1 cách hợp pháp. B trở thành người có quyền chiếm hữu và sử dụng đối với tài sản trên, điều này đồng nghĩa với việc B là người quản lí trực tiếp đối vs chiếc xe máy này.
B dựng xe ở ngoài đường, vào trong mua hàng, lúc này, A chạy tới dùng khóa xe dự phòng để lấy xe và phóng đi. việc lấy xe này được thực hiện 1 cách lén lút đối vs người quản lí hợp pháp là B, A đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 1 cách lén lút tài sản có giá trị hơn 2tr đồng.
đối vs tội về sở hữu, người chủ sở hữu vẫn có thể là người phạm tội nếu thực hiện các hành vi thỏa mãn các dấu hiệu pháp lí quy định về tội phạm naỳ.
hơn nữa, vì đây là hợp đồng mượn tài sản nên khi muốn lấy lại tài sản, bên cho mượn phải thông báo cho bên mượn để giao lại tài sản. trong tình huống trên, A khi lấy tài sản đã ko thông báo cho B mà thực hiện 1 cách lén lút, do đó, việc A có yêu cầu hay ko yêu cầu B bồi thường, bán hay ko bán tài sản trên ko ảnh hưởng gì đến việc định tội danh vì theo cấu thành tội phạm của tội trộm cắp, tội phạm đã hoàn thành kể từ thời điểm A có hành vi chiếm đoạt tài sản của B.
từ những lí trên, có thể kết luận A phạm tội trộm cắp theo điều 139 BLHS.
trân trọng!
Dương Văn Tín
Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật
email: tinduong@duongluat.com
SĐT: 0974 168 279
Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài
"Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"