Trộm cắp điện là gì? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chủ đề   RSS   
  • #606003 10/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2153)
    Số điểm: 75129
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trộm cắp điện là gì? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Trong 9 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã kiểm tra, phát hiện 116 trường hợp trộm cắp điện năng tiêu thụ, truy thu 439.826 kWh, tương đương số tiền 1,55 tỷ đồng.

    So với cùng kỳ năm 2022, số vụ vi phạm tăng 8 vụ, với nhiều hình thức trộm điện tinh vi hơn.

    Trộm cắp điện là gì?

    Căn cứ tại Điều 3 Luật Điện Lực 2004

    Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

    Trộm cắp điện rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn chết người do sử dụng điện không an toàn và mức độ xử lý khắc phục hậu quả rất nặng.

    Xử lý hành vi vi phạm trộm cắp điện

    Căn cứ tại khoản 8, khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ- CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

    Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

    - Phạt tiền từ 04-10 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 01 triệu đồng;

    - Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 01 triệu đồng đến dưới 02 triệu đồng.

    Ngoài ra, đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính

    Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều 12.

    Đối với hành vi trộm cắp điện còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.

    Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 12.

    Một số vụ việc thực tế về trộm cắp điện

    Đơn cử ngày 8/6/2023, Tòa án nhân dân TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự khách hàng sử dụng điện với tội danh "trộm cắp tài sản". Khách hàng tên T. T.H đã thuê người thực hiện hành vi trộm cắp điện với sản lượng điện trộm cắp là 1.402 kWh điện, tương đương 4.103.654 đồng.

    Với hành vi lấy trộm điện, tòa đã tuyên án phải hoàn trả lại cho bên bị hại là Tổng công ty Điện lực miền Nam toàn bộ số lợi bất hợp pháp từ trộm cắp điện, tịch thu tang vật phương tiện gây án và xử phạt cải tạo 1 năm 6 tháng không giam giữ.

    Trước đó, ngày 24/4, Điện lực Châu Đức (thuộc Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng đã phát hiện khách hàng .C tự ý dùng một đoạn dây câu trực tiếp vào pha trước công tơ điện, đầu dây còn lại được đấu vào cầu dao đặt trong nhà và sử dụng cho một số thiết bị điện mà không qua công tơ. Khi đoàn kiểm tra tiến hành tách pha lửa tại cầu dao tổng, thì một số thiết bị điện trong nhà vẫn hoạt động bình thường mà không qua công tơ điện.

    Ngày 25/4, Điện lực Châu Đức đã tính toán sản lượng điện trộm cắp của bà C là 5.144 kWh, tương đương số tiền bồi thường cho Điện lực Châu Đức gần 15 triệu đồng, Điện lực Châu Đức đã hoàn tất hồ sơ vi phạm chuyển cho cơ quan thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Trường hợp phát hiện có tổ chức, cá nhân mời chào bán các thiết bị tiết kiệm điện không rõ nguồn gốc, các công cụ, thiết bị với mục đích trộm cắp điện hoặc thực hiện hành vi trộm cắp điện, vui lòng liên hệ ngay đến Trung tâm chăm sóc khách hàng thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam qua số điện thoại 19001006 hoặc 19009000 để được hướng dẫn ngăn chặn kịp thời.

    Tham khảo: 

    - Người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

    - Hành vi vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện hay tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác người dân sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng; bị phạt 5-8 triệu đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.

    - Hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng.

    - Phạt tiền từ 10-14 triệu đồng đối với một trong các hành vi: gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.

    - Khi cơ quan chức năng phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    Bên cạnh đó, Nghị định 17/2022/NĐ-CP cũng quy định mức phạt khá cao đối với vi phạm của các đơn vị bán lẻ điện nếu có vi phạm. Theo nghị định này, đơn vị bán lẻ điện sẽ bị phạt từ 10 - 30 triệu đồng với một trong các  hành vi (nếu có): không ký hợp đồng mua bán điện sau 7 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng kể từ khi bên mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các nội dung trong dự thảo hợp đồng; sử dụng các thiết bị đo đếm điện năng không được kiểm định theo quy định hoặc đã được kiểm định nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới phân phối điện.

    Ngoài ra, đơn vị bán lẻ điện cũng bị phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định; thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công thương ban hành.

     
    477 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (20/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận