trội cáp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #162165 30/01/2012

    nguyenbichngoc101

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/01/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trội cáp tài sản

    Kính gửi Luật sư,
    Công ty chồng tôi xảy ra vụ trộm cắp tài sản bị bắt quả tang khi đang thực hiện (trước đây đã từng ăn trộm nhiều lần số tiền lên tới khoảng 200tr), trong đó, có 4 người của công ty trực tiếp tham gia, ngoài ra còn có chủ vựa ve chai, tài xế lái xe con. Chồng tôi đã canh bảo vệ 2 lần khi nhưcng người này thực hiện, tổng cộng 2 lần, chồng tôi nhận của họ la 1.300.000.
    Ông nội của chồng tôi là liệt sĩ, như vậy có được tính là tình tiết xin giảm nhẹ hình phạt không ?
    Hiện tại hồ sơ vụ án đang ở viện kiểm sát.
    Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi xem với tình tiết như vậy, thì chồng tôi có thể bị kết án như thế nào, tội có nghiêm trọng không.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Nguyễn Thị Bích Ngọc.
     
    4089 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #171661   13/03/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn!
    Xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
    Theo quy định của pháp luật tại điều 138 BLHS
    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu  đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    và 

    Điều 20.  Đồng phạm 

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2.  Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    Như vậy, theo các quy định trên có thể thấy chồng chị đã phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm.
    Về vấn đề kết án và hình phạt: Phải căn cứ vào số tiền mà công an chứng minh được bị chiếm đoạt là bao nhiêu thì sẽ áp dụng vào các khoản tương ứng của điều 138 cùng với các hình phạt theo từng khoản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu lần bị bắt quả tang của chồng bạn, tài sản bị chiếm đoạt là trên 50 triệu đồng luôn thì chồng bạn bị khởi tố theo khoản 2 Điều 138 luôn với hình phạt là 2 đến 7 năm tù. Hình phạt tù cụ thể còn căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của chồng bạn rồi HĐXX sẽ quyết định.
    Về nhân thân: ông nội bạn là liệt sĩ thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ vì theo quy định pháp luật: một trong các tình tiết giảm nhẹ TNHS:

    - Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

    Tuy nhiên, trong hồ sơ bạn vẫn cứ nêu tình tiết ông nội là liệt sĩ vào để Hội đồng xét xử có thể cân nhắc phần nào.
    Trân trọng!
    Cập nhật bởi nguyenlydhl ngày 13/03/2012 03:05:40 CH viết lỗi
     
    Báo quản trị |