Trợ cấp thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #35837 27/04/2009

    thucpl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trợ cấp thôi việc

    Xin chào ! Hiện tại tôi đang giải quyết một tình huống liên quan đến trợ cấp thôi việc, tôi muốn nhờ tư vấn giúp tôi tình huống sau:
    Tôi tên là nguyễn văn A, hiện đang là giám đốc tại công ty cổ phần B, tôi xin trình bày nội dung như sau:
    Chi nhánh Công ty du lịch tỉnh Cao Bằng tại Thái Nguyên(thành lập từ năm 1993) trực thuộc Công ty du lịch Cao Bằng, sau đó năm 2001, công ty du lịch tỉnh Cao Bằng (doanh nghiệp nhà nước) cổ phần hóa một số bộ phận, trong đó có chi nhánh Công ty du lịch tỉnh Cao Bằng tại Thái Nguyên với tên gọi: Công ty cổ phần B và hoạt động cho đến nay với vốn nhà nước là 73,68% và các cổ đông khác là 26,32%.
    Hiện nay, Công ty cổ phần C đã là cổ đông của Công ty Cổ phần B và nắm giữ  92% cổ phần, số cổ phần còn lại 8% do một số cá nhân khác nắm giữ.
    Tại Công ty Cổ phần B đã họp đại hội đồng cổ đông và bầu lại hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật mới (là Tôi - nguyễn văn A) và thay đổi đăng ký kinh doanh từ ngày 03/04/2009 do tôi là người đại diện theo pháp luật.
    - bà Nguyễn Thị E (nguyên giám đốc công ty cổ phần B) sau khi bán cổ phần cho Công ty Cổ phần C và đang làm các thủ tục bàn giao vì không còn cổ phần và thay đổi người đại diện theo pháp luật thì đề nghị thanh lý hơp đồng lao động (theo điều 36 của bộ luật LĐ đã sửa đổi) và tôi đồng ý.
    Bà nguyễn thị E trước đây công tác tại một doanh nghiệp nhà nước XYZ tại Thái Nguyên từ năm 1990, sau đó chuyển công tác đến Chi nhánh Công ty du lịch tỉnh Cao Bằng tại Thái Nguyên từ năm 1993 và công tác liên tục cho đến nay. Thời điểm bà Nguyễn thị E xin chấm dứt HĐLĐ vào thời điểm giao thời (đơn xin chấm dứt HĐLĐ ngày 04/04/2009, sau ngày đăng ký kinh doanh thay đổi lại là ngày 03/04/2009 một ngày)
    Theo điều 14 của NĐ số 44/2003/NĐ-CP và thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành nghị định 44 nêu trên thì: Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.
    Vấn đề là công ty cổ phần B bây giờ thuộc chủ sở hữu là công ty cổ phần C ( công ty cổ phần C là Công ty Cổ phần do các cá nhân góp vốn thành lập, không có vốn của nhà nước) thì trợ cấp như nào cho bà Nguyễn thị E??????
    - Nếu công ty cổ phần B vẫn là công ty cổ phần nhà nước (cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo 64/2002/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.) thì theo ví dụ 4 trong thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH lại rất dễ hiểu.
    - Một vấn đề nữa là bà Nguyễn thị E đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước XYZ tại Thái Nguyên xin chuyển công tác sang Chi nhánh Công ty du lịch tỉnh Cao Bằng tại Thái Nguyên (cũng là DN nhà nước) thì không thể có trợ cấp thôi việc hoặc thời điểm đó chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn)
    Mong sớm nhận được thư trả lời
    Xin trân trọng cảm ơn

     
    3147 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận