Trợ cấp ban đầu nghị định 61

Chủ đề   RSS   
  • #70162 24/11/2010

    honamgiang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trợ cấp ban đầu nghị định 61

    Trợ cấp ban đầu của nghị định 61 giáo viên công tác vùng đặc biệt khó khăn đều được hưởng hay chỉ là giáo viên mới mới hưởng.

    Giáo viên giảng dạy tại thôn (bản) có chương trình 132  học sinh được hưởng chế độ 132, vậy giáo viên có được hưởng không.

     
    6594 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #70949   29/11/2010

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


     Chào bạn!
     1/ Bạn đọc Điều 1 của Nghị định 61: 

    Điều 1. Đối tượng điều chỉnh

    Nghị định này quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi khác đối với các đối tượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác sau đây:

    1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế hoặc đang trong thời gian tập sự hay đang hợp đồng, hưởng lương theo ngạch, bậc quy định của nhà nước.

    2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế Nhà nước hoặc đang trong thời gian tập sự hay hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp không thuộc ngân sách nhà nước.

    2/ Có phải bạn muốn hỏi chương trình 132: "về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên" không ? Bạn đọc toàn văn Quyết định. 

     Thân chào!
      

     

    #ff6600; font-family: tahoma;">QUYẾT ĐỊNH 132/2002/QĐ-TTg

    #ff6600; font-family: tahoma;">NGÀY 08 THÁNG 10 NĂM 2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    #0000ff; font-family: tahoma;">Về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở Tây nguyên

    #ff6600; font-family: tahoma;">THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    -Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    -Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 06 năm 2001;

    -Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị;

    -Căn cứ Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây nguyên;

    -Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .

    #ff6600; font-family: tahoma;">QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1: Giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở Tây nguyên, nhằm bảo đảm cho đồng bào sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp có đất sản xuất và đất ở để ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tây nguyên.

    Đến hết năm 2003 cơ bản giải quyết xong đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ chưa có hoặc chưa có đủ đất sản xuất và chưa có đất ở.

    Điều 2: Mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ là : 1,0 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước 2 vụ và 400 m2 đất ở; đối với đất có vườn cây lâu năm thì căn cứ vào khả năng khai thác thực tế của vườn cây và tình hình thiếu đất cụ thể ở từng nơi để có mức giao phù hợp. Trường hợp không có đất nông nghiệp thì giao đất lâm nghiệp, mức giao theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu ài vào mục mục đích lâm nghiệp.

    Điều 3: Nguyên tắc giải quyết.

    1. bảo đảm công bằng, công khai đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách về đất đai của Nhà nước. Không xem xét giải quyết việc đòi lại đất cũ.

    2.Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, gắn liền với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn văn minh hiện đại, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc.

    3. Các hộ được giao đất phải trực tiếp quản lý và sử dụng đất để sản xuất và để ở. Trong thời gian 10 năm không được chuyển nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thức nào. Mọi trường hợp sang nhượng, cầm cố sẻ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi và không cấp lại.

    Điều 4: Quỷ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa có đủ đất sản xuất và chưa có đất ở, bao gồm:

    1. Đất do các nông, lâm trường chuyển giao, gồm:

    a/ Đất dôi ra sau khi quy hoạch lại, đất chưa sử dụng hoặc đất sản xuất không có hiệu quả;

    b/ Đất thuộc các bến nước, gần buôn, làng của đồng bào dân tộc thiểu số đang sống.

    c/ Đất điều chỉnh từ các hộ nhận khoán của các  nông, lâm trường có diện tích vượt mức bình quân chung của địa phương, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp trồng cây ngắn ngày, cây lâu năm, đất sản xuất lâm nghiệp.

    2. Đất thu hồi của nông, lâm trường do cấp có thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần thiết;

    3. Đất thu hồi của doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể;

    4. Đất điều chỉnh từ hộ nông dân có nhiều đất tự nguyện chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất ( có đền bù theo quy định của pháp luật );

    5. Đất giành cho nhu cầu công ích do chính quyền xã quản lý;

    6. Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng;

    7. Đất lâm nghiệp có hợp thuỷ, đất có rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp (thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ và phát triển rừng).

    Điều 5: Về kinh phí thực hiện.

    1. Ngân sách Trung ương hổ trợ:

    -Khai hoang bình quân 4,0 triệu đồng/ha; Đối với hộ đồng bào tự tổ chức khai hoang theo quy hoạch thì cũng được hỗ trợ theo mức này;

    -Tiền đền bù công khai hoang, hoa lợi (nếu có) khi thu hồi đất của các hộ gia đình, không quá 4,0 triệu đồng/ha.

    2. Đối với giá trị vườn cây phải thu hồi:

    a/ Trường hợp vườn cây của doanh nghiệp Nhà nước:

    Nếu do vốn Ngân sách đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước thì ghi giảm vốn cho doanh nghiệp tương ứng với giá trị thực tế vườn cây sau khi được đánh giá lại và ghi nợ cho người dân được giao vườn cây;

    Nếu doanh nghiệp vay vốn tín dụng để đầu tư thì được khoanh nợ, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho tổ chức tín dụng.

    b/ Đối với vườn cây thu hồi của các doanh nghiệp dân doanh và của cá nhân do doanh nghiệp và cá nhân tự đầu tư thì sử dụng ngân sách địa phương để xử lý.

    3. Những hộ được giao đất có vườn cây lâu năm thì ghi nợ (không tính lãi suất)  giá trị vườn cây tại thời điểm được giao. Thời gian trả nợ phù hợp với chu kỳ kinh tế và thời gian kinh doanh còn lại của vườn cây, nhưng tối đa là 10 năm. Đối với hộ trả nợ trước thời hạn quy định được giản giá, mức giảm cụ thể do Bộ tài chính quy định.

    Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh Tây nguyên chỉ đạo việc thu hồi nợ vườn cây của các hộ được giao đất có gắn với vườn cây ở từng địa phương. Nguồn nợ thu được, trước hết để trả vốn cho chủ vườn cây, số còn lại để đầu tư hạ tầng cơ sở giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch ở địa phương.

    4. Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào phương án cụ thể của từng tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm bố trí đủ vốn trong 2 năm (2002 và 2003) để thực hiện. Năm 2002 tạm ứng trước nguồn vốn ngân sách Trung ương, phần còn lại bố trí trong dự toán ngân sách năm 2003.

    Điều 6: Hình thực giao đất và quản lý sử dụng đất đai

    1/ Đối với đất sản xuất:

    Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất hoặc chưa đủ đất sản xuất có nhu cầu được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất trực tiếp, mức giao như quy định tại Điều 2 của Quyết định này.

    Để giúp đồng bào có đất sản xuất, bảo đảm phát triển bền vững, có đời sống ổn định lâu dài, trong thời gian 10 năm, hộ đồng bào được giao đất theo Quyết định này không được sang nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thức nào. Tổ chức, cá nhân nào đến nhận sang nhượng, cầm cố đất của đồng bào sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đia phương tịch thu không có bồi hoàn.

    Sau khi giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Ủy ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất được giao đất theo quyết định này, không để xảy ra tình trạng sang nhượng, cầm cố đất đai.

    2./ Đối với đất ở : Hộ gia đình chưa có đất ở thì được giao đất để làm nhà ở, mức giao như quy định tại Điều 2 của Quyết định này và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổ định lâu dài theo quy định của pháp luật .

    Điều 7 : Tổ chức chỉ đạo thực hiện :

    1./ Chủ tịch Ủy ban nhân dân dân các tỉnh Tây nguyêncó trách nhiệm rà soát lại danh sách cụ thể các hộ cần được giao đất của địa phương mình; đồng thời chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty cao su Việt nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Binh đoàn 15, Binh đoàn 16 tổ chức sắp xếp lại các nông trường, lâm trường, các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước trên địa bàn của tỉnh theo hướng : Chuyển giao cho chính quyền địa phương toàn bộ đất đai chưa sử dụng, sử dụng không hiệu qủa và một phần đất đang sử dụng ( bao gồm đất bến nước,đất gần buôn, làng) của nông trường, lâm trường để giao ổn định lâu dài cho đồng bào.

    Trong năm 2002 phải hoàn thành việc làm thí điểm ở một số huyện, buôn, làng trọng điểm để rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh phương ánđể trong năm 2003 cơ bản hoàn thành việc giao đất sản xuất và đất ở theo Quyết định này.

    Đồng thời với việc giao đất cần tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, làm nhà ở,...thiết thực giúp đỡ đồng bào có thu nhập ổn định và cải thiện cuộc sống.

    Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, có biện phap ngăn ngừa và xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi mua bán, sang nhượng, cầm cố đất đai trái pháp luật và trái với các quy định của Quyết định này.

    2./ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ : Tài chính, Tài nguyên và môi trường thẩm định phương án giải quyết đất sản xuất và đất ở của các tỉnh theo Quyết định này trước khi chủ tịch UBND các tỉnh Tây nguyên phê duyệt phương án cụ thể giải quyết đất ở của tỉnh mình .

    3./ Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện của các tỉnh ; Bộ Tài chính hướng dẫn , kiểm tra việc sử dụng  các nguồn vốn để thực hiện Quyết định này.

    Điều 8 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký :

    Điều 9 : Bộ trưởng các Bộ : Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và mội trường, Lao động - thương binh và xã hội và Bộ trưởng Chủ nhiệm ủy ban dân tộc, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh : Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.

                                                                                                                     THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

                                                                                                                                   ĐÃ KÝ

                                                                                                                                Phan Văn Khải

     

    Cập nhật bởi baocongdoan ngày 29/11/2010 09:53:19 PM

    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |