Trình tự, thủ tục tổ chức một cuộc thanh tra lại

Chủ đề   RSS   
  • #613912 10/07/2024

    Trình tự, thủ tục tổ chức một cuộc thanh tra lại

    Thanh tra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra, trong khi kết luận thanh tra hoặc bỏ sót hành vi vi phạm.
     
    Và trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra lại được quy định tại chương III Nghị định 43/2023/NĐ-CP bao gồm các quy định sau
     
    Thẩm quyền thanh tra lại
     
    - Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
     
    - Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
     
    - Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
     
    Căn cứ thanh tra lại
     
    Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
     
    - Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
     
    - Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
     
    - Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
     
    - Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
     
    - Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
     
    Thời hạn tổ chức thanh tra lại
     
    - Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày.
     
    - Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 30 ngày.
     
    Trình tự, thủ tục thanh tra lại
     
    - Ban hành quyết định thanh tra;
     
    - Công bố quyết định thanh tra;
     
    - Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
     
    - Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
     
    - Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
     
    - Báo cáo kết quả thanh tra;
     
    - Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
     
    - Ban hành kết luận thanh tra;
     
    - Công khai kết luận thanh tra.
     
    Nội dung quyết định thanh tra lại
     
    Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung sau đây:
     
    - Căn cứ ra quyết định thanh tra lại;
     
    - Phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra lại;
     
    - Thời hạn thanh tra lại;
     
    - Thành lập Đoàn thanh tra lại, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
     
    Ngoài ra chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người có thẩm quyền quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại. Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký.
     
    =>> Như vậy trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định nêu trên.
     
    127 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận