Trình tự thủ tục thực hiện việc hiệp thương giá

Chủ đề   RSS   
  • #615229 14/08/2024

    Trình tự thủ tục thực hiện việc hiệp thương giá

    Đối với trường hợp bên bán và bên mua muốn hiệp thương giá thì thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì và đáp ứng điều kiện nào để các bên thực hiện hiệp thương giá?
     
    Trình tự thủ tục thực hiện hiệp thương giá
     
    Căn cứ Điều 13 Nghị định 85/2024/NĐ-CP thì thủ tục hiệp thương giá thực hiện qua các bước sau
     
    Bước 1: Bên mua và bên bán mỗi bên gửi 01 bản chính văn bản đề nghị hiệp thương giá trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tổ chức hiệp thương giá) hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có). Văn bản đề nghị hiệp thương giá thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
     
    Bước 2: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức rà soát văn bản đề nghị hiệp thương giá trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá (tính theo dấu công văn đến hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến nếu có);
     
    Trường hợp văn bản đề nghị hiệp thương giá đúng quy định, Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực thông báo kế hoạch tổ chức hiệp thương giá, yêu cầu bên mua và bên bán cử người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật) tham gia hội nghị hiệp thương giá;
     
    Trường hợp văn bản đề nghị hiệp thương giá không đúng quy định, Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản đề nghị các bên bổ sung thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Thời hạn để các bên bổ sung thông tin tối đa 15 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực nếu có);
     
    Bước 3: Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá đủ điều kiện theo quy định (tính theo dấu công văn đến hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực nếu có), Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực tiến hành hiệp thương giá;
     
    Bước 4: Tại hội nghị hiệp thương giá, Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực trình bày nội dung hiệp thương giá; giá mua, giá bán đề nghị của bên mua và bên bán để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá;
     
    Trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực lập biên bản theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP, có chữ ký của đại diện các bên tham gia hiệp thương theo quy định để ghi nhận kết quả hiệp thương giá. Bên mua và bên bán thực hiện mức giá hiệp thương theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật Giá.
     
    Trường hợp bên mua và bên bán không thỏa thuận được mức giá và không tiếp tục đề nghị Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực xác định mức giá thì Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực lập biên bản xác nhận theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP, có chữ ký của đại diện các bên tham gia hiệp thương giá theo quy định.
     
    Trường hợp bên mua và bên bán không thỏa thuận được mức giá và tiếp tục đề nghị Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực xác định mức giá để hai bên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật Giá thì Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực lập biên bản xác nhận theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP, có chữ ký của đại diện các bên tham gia hiệp thương giá theo quy định.
     
    Bước 5: Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức xác định mức giá hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật Giá. Trường hợp cần thuê tổ chức tư vấn xác định mức giá hàng hóa, dịch vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản thông báo cho bên mua và bên bán để tiến hành các thủ tục thuê tổ chức tư vấn xác định mức giá theo quy định. Ngay sau khi có kết quả xác định mức giá hàng hóa, dịch vụ, tổ chức tư vấn phải gửi kết quả cho Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đồng thời gửi cho bên mua và bên bán.
     
    Bước 6: Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực ban hành văn bản xác định mức giá gửi cho bên mua và bên bán thực hiện.
     
    Thành phần hồ sơ thực hiện hiệp thương giá 
     
    01 bản chính văn bản đề nghị hiệp thương giá. Văn bản đề nghị hiệp thương giá thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
     
    Yêu cầu, điều kiện thực hiện hiệp thương giá
     
    - Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật Giá và phù hợp với phạm vi quản lý của Cơ quan hiệp thương giá (Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực) quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Giá.
     
    - Báo đảm các điều kiện cần thiết cho Cơ quan hiệp thương giá (Bộ cơ quan ngang Bộ, Sở quản lý ngành, lĩnh vực) để tiến hành xác định mức giá theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 13 Nghị định 85/2024/NĐ-CP; cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc xác định mức giá.
     
    =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để thực hiện hiệp thương giá.
     
    81 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận