Trình tự giải quyết vụ ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #522095 29/06/2019

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Trình tự giải quyết vụ ly hôn

    Các bạn cho mình hỏi về trình tự giải quyết ly hôn với. Trường hợp hai vợ chồng ly hôn thuận tình, Tòa án mới chỉ hòa giải một lần rồi ra quyết định ly hôn luôn thì có đúng không?

     

     

     
    1361 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhhung456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522367   30/06/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    1. Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:
     
    - Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
     
    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
     
    - Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
     
    - CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
     
    - Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
     
    - Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
     
    2. Thủ tục thuận tình ly hôn:
     
    Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
     
    Lưu ý: trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
     
    Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn.
     
    Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
     
    Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
     
    Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
     
    Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.
     
    Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
     
    Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.
     
    Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình: Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện nay không quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với “việc dân sự” yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Nhưng thực tế thời gian này sẽ nhanh hơn so với thời gian giải quyết vụ án đơn phương xin ly hôn).
     
    Theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014 trước khi xét xử ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải tại tòa tuy nhiên không có quy định nào quy định Tòa phải hòa giải bao nhiêu lần trước khi tiến hành xét xử.
     
    Báo quản trị |  
  • #522408   30/06/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Bạn phải hỏi lại anh của bạn đó là tại lần hòa giải đầu tiên đó hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề ly hôn hay chưa? (về tài sản, con cái, nghĩa vụ cấp dưỡng....). Nếu đã thỏa thuận được thì tòa sẽ tiến hành lập biên bản ghi nhận về những nội dung đã thỏa thuận được đó. Tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
     
    1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
     
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
     
    2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
     
    3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản."
     
    Theo đó nếu hai bên đã thỏa thuận được với nhau và trong thời hạn 07 ngày mà hai bên không có thay đổi ý kiến thì tòa sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có giá trị như bản án của tòa án.
     
    Báo quản trị |