Trình tự cấp Giấy chứng nhận ATKT&BVMT phương tiện đường sắt trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp?

Chủ đề   RSS   
  • #608478 30/01/2024

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Trình tự cấp Giấy chứng nhận ATKT&BVMT phương tiện đường sắt trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp?

    Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là chứng chỉ xác nhận thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

    Tem kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

    Hồ sơ đăng ký kiểm tra cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp

    Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 01/2024/TT-BGTVT và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công bao gồm

    - Đơn đăng ký kiểm tra;

    - Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý) kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện.

    - Đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý).

    Trình tự cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp

    Kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp mới. cơ sở sản xuất phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

    Cơ quan kiểm tra là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt.

    Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.

    Theo Điều 11 của Thông tư 01/2024/TT-BGTVT Sau khi Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.

    - Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và hướng dẫn để cơ sở sản xuất hoàn thiện hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần) trong vòng 01 ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng 10 ngày làm việc.

    - Cơ quan kiểm tra tiến hành đối chiếu nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra với nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong vòng 05 ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng 30 ngày.

    + Trường hợp nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo về thời gian kiểm tra hiện trường 

    + Trường hợp nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa hợp lệ, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn giải quyết sẽ được tính lại từ đầu, sau khi Cơ quan kiểm tra nhận lại đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra.

    - Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thiết bị, phương tiện tại hiện trường theo các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

    + Trường hợp thiết bị, phương tiện và hồ sơ đăng ký kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, Cơ quan kiểm tra thực hiện quy trình cấp Giấy chứng nhận;

    + Trường hợp thiết bị, phương tiện hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

    - Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục. Cơ sở sản xuất được phép khắc phục nhưng không quá 01 lần.

    - Trường hợp cơ sở sản xuất không hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục thì được đánh giá là không đạt.

    Cấp Giấy chứng nhận/thông báo không đạt và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp

    Theo khoarn 5 Điều 11 của Thông tư 01/2024/TT-BGTVT Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận (bản giấy và/hoặc bản điện tử) đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện, đồng thời cấp tem kiểm định cho phương tiện.

    Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm đánh giá không đạt, Cơ quan kiểm tra ra thông báo không đạt đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện.

    Trên đây là một số quy định mới về Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định ATKT&BVMT đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định vê kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt có hiệu lực từ ngày 15/03/2024.

     

     

     

     
    178 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận