“Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

Chủ đề   RSS   
  • #442075 19/11/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

     

    trinh tiết có được xem là tài sản hàng hóa không?Sáng nay lướt web xem tin tức, mình thấy có bài về cô gái đang đeo biển rao bán “trinh tiết” của mình để chữa bệnh cho anh trai với mức giá 200.000 NDT.

    Liên hệ tới Việt Nam hiện nay, nếu trường hợp trên xày ra, có người đồng ý mua “trinh tiết” của cô gái trên và hai bên thực hiện giao kết thì đã vi phạm quy định cấm tại Pháp lệnh phòng chống mại dâm. Nhưng nếu một mai, phương án hợp thức hóa mại dâm tại Việt Nam trở thành hiện thực thì sẽ như thế nào?

    Và nếu phải dùng 1 thuật ngữ pháp lý để định nghĩa thì chúng ta phải định nghĩa cô gái trên đang bán cái gì?  Giao dịch giữa hai bên là giao dịch dân sự hay thương mại? Bởi một khi phát sinh tranh chấp, buộc phải xác định tranh chấp đó thuộc lĩnh vực nào, cơ quan chuyên trách nào sẽ đứng ra giải quyết.

    “Trinh tiết” là tài sản?

    Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

    Có thể khẳng định rằng “Trinh tiết” không phải là tiền, giấy tờ có giá. Vậy nó có phải là vật hay quyền tài sản hay không?

    Thứ nhất: Vật

    Luật không hướng dẫn cụ thể như thế nào được xem là vật nhưng đa số đồng tình với quan điểm, vật phải là thứ nhìn thấy được; cầm, nắm được. Vậy Trình tiết thì sao, có được xem là vật?

    Thêm vào đó, khi phân loại vật, luật có khái niệm “Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”. Phải chăng “trinh tiết là vật tiêu hao”?

    Thứ 2: Quyền tài sản

    Điều 115 BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

    Rõ ràng, nếu cô ta bán “trinh tiết” của mình với 1 số tiền nhất định, nó đã được trị giá bằng tiền.  Vậy có lẽ nào “Trinh tiết” là “quyền tài sản khác” mà luật đang quy định mở?

    “Trinh tiết” là hàng hóa?

    Hiện nay, không có quy định như thế nào gọi là hàng hóa. Tuy nhiên Luật thương mại 2005 có quy định hàng hóa bao gồm:

    + Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

    + Những vật gắn liền với đất đai.

    Vậy có thể xem “trinh tiết” là động sản và hoạt động của mua – bán “trinh tiết” là hoạt động mua bán hàng hóa tại Luật thương mại hay không? Vì rõ ràng đây là một hoạt động “sinh lợi”. Người bán “sinh lời” và người mua có “lợi ích”.

    Rất mong nhận được ý kiến chia sẻ từ mọi người!

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 19/11/2016 05:20:55 CH
     
    33776 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #442078   19/11/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Vấn đề hay !!!

    Theo tôi thì đây không phải là hoạt động thương mại vì hai lý do

    1. Cô gái này không phải là thương nhân (không đăng ký kinh doanh món hàng trinh tiết của mình), cũng không phải là "cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh" (cô này chỉ có thể bán hàng được 1 lần mà thôi)

    2. Vụ mua bán này mặc dù mang lại cho cô gái một khoản tiền không nhỏ, nhưng đây không giống như một "hoạt động nhằm mục đích sinh lợi". Nó giống như việc cô ta có dư một món đồ không dùng tới (bản thân cô không dùng được món đồ này) cho nên bán đi lấy tiền vậy thôi.

    Cho nên tôi cho rằng đây là giao dịch dân sự.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    happy_smile (21/11/2016) garan (21/11/2016)
  • #442133   21/11/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


     

    ntdieu viết:

     

    Vấn đề hay !!!

    Theo tôi thì đây không phải là hoạt động thương mại vì hai lý do

    1. Cô gái này không phải là thương nhân (không đăng ký kinh doanh món hàng trinh tiết của mình), cũng không phải là "cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh" (cô này chỉ có thể bán hàng được 1 lần mà thôi)

    2. Vụ mua bán này mặc dù mang lại cho cô gái một khoản tiền không nhỏ, nhưng đây không giống như một "hoạt động nhằm mục đích sinh lợi". Nó giống như việc cô ta có dư một món đồ không dùng tới (bản thân cô không dùng được món đồ này) cho nên bán đi lấy tiền vậy thôi.

    Cho nên tôi cho rằng đây là giao dịch dân sự.

     

     

    Cảm ơn bác 

    Về lý do 1:  Luật thương mại có đưa ra 1 đối tượng áp dụng là tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến thương mại mà e cho rằng ý này không bắt buộc phải là cá nhân có hoạt động thường xuyên và ngay cả Nghị định 39 tại điều 2 cũng áp dụng đối với đối tượng là cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại của Cá nhân hoạt động thương mại 1 cách độc lập, thường xuyên, ko đăng ký kd.

    Về lý do 2: về bản chất hoạt động sinh lợi không chỉ là hoạt động tạo lợi nhuận (sinh lời) mà còn cả lợi ích. Và như trên e có phân tích , hoạt động mua - bán trinh tiết đồng thời tạo ra cả tiền bạc và lợi ích thì lý do gì nta không đưa nó vào đây là hoat động thương mại.

    Mời bác cho ý kiến thêm về vấn đề này.

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 21/11/2016 11:49:20 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #442110   21/11/2016

    VN mà đăng biển này là không biết có bao nhiêu CA ngồi cạnh đợi mồi ngon đến.

     
    Báo quản trị |  
  • #442113   21/11/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Trinh tiết không phải là tài sản cũng không phải là hàng hóa.
    Vì nghĩa của từ “Trinh tiết” là một khái niệm chỉ một người chưa từng quan hệ tình dục. Trinh nữ là người phụ nữ còn trinh tiết. Trinh tiết là một khái niệm thay đổi tùy theo quan niệm từng người và thay đổi theo thời gian. Về nghĩa rộng, trinh tiết (tiết hạnh) còn dùng để chỉ người phụ nữ một lòng chung thủy với người bạn đời của mình.
    Vì thế nên Trinh tiết không phải là động sản hay bất động sản hoặc là giấy tờ có giá, nó cũng không phải là tài sản gắn liền với đất đai nên Trinh tiết không thể là tài sản và cũng không phải là hàng hóa.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    hoabanle2605 (01/12/2016) e_conkia.laidaytaobao_taoyeumay@yahoo.com.vn (06/06/2017)
  • #442141   21/11/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    ta.luatsaoviet viết:

    Trinh tiết không phải là tài sản cũng không phải là hàng hóa.
    Vì nghĩa của từ “Trinh tiết” là một khái niệm chỉ một người chưa từng quan hệ tình dục. Trinh nữ là người phụ nữ còn trinh tiết. Trinh tiết là một khái niệm thay đổi tùy theo quan niệm từng người và thay đổi theo thời gian. Về nghĩa rộng, trinh tiết (tiết hạnh) còn dùng để chỉ người phụ nữ một lòng chung thủy với người bạn đời của mình.
    Vì thế nên Trinh tiết không phải là động sản hay bất động sản hoặc là giấy tờ có giá, nó cũng không phải là tài sản gắn liền với đất đai nên Trinh tiết không thể là tài sản và cũng không phải là hàng hóa.

      Thế theo bác cô gái này đang bán cái gì ạ? 

    p/s: Luật ko quy định thế nào là vật, nhưng lại phân loại. Dựa vào quy định tại  Luật dân sự , nếu em nói "trinh tiết" là vật tiêu hao, bác đồng ý không?

     
    Báo quản trị |  
  • #442260   22/11/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    happy_smile viết:

      Thế theo bác cô gái này đang bán cái gì ạ? 

    p/s: Luật ko quy định thế nào là vật, nhưng lại phân loại. Dựa vào quy định tại  Luật dân sự , nếu em nói "trinh tiết" là vật tiêu hao, bác đồng ý không?

    Theo khái niệm về "trinh tiết" như bạn vừa nói ở trên thì trinh tiết nó là thứ vô hình nên không gọi nó là vật được (vật phải là thứ sờ được, cảm nhận được bằng các giác quan).

     
    Báo quản trị |  
  • #442119   21/11/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Sao chủ thớt lại giới hạn chỉ thuộc một trong hai lĩnh vực là dân sự hoặc thương mại. Chính sự giới hạn này làm cho vấn đề trở nên khó khăn và phức tạp. Đồng ý với bình luận của ta.luatsaoviet , cái mà cô gái này bán là bán "lần đầu tiên" của đời mình chứ không phải bán cái "trinh tiết" theo nghĩa đen, vì chưa chắc cô này đã có trinh tiết hoặc còn trinh tiết mặc dù chưa quan hệ lần nào (việc không có hay mất này có nhiều nguyên nhân, kiến thức y khoa sẽ giải thích cho việc này cụ thể hơn). Vì thế cái mà cô gái bán ở đây là bán hàng hóa sức lao động (nếu pháp luật thừa nhận cho phép mua bán dâm)

    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 21/11/2016 09:38:26 SA

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    happy_smile (21/11/2016)
  • #442169   21/11/2016

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Người mua có thể mua nhiều lần (nếu có tiền) còn người bán thì chỉ bán cái mình không dùng được 01 lần. Nếu pháp luật hợp pháp hóa mại dâm thì đây chắc chắn là thuộc điều chỉnh cỉa luật dân sự rồi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    happy_smile (21/11/2016)
  • #442192   21/11/2016

    ngovanminhnt
    ngovanminhnt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trinh tiết khi chưa quan hệ với ai gọi là tài sản lớn nhất người con gái. Nhưng khi bí quá muốn có tiền tiêu thì trinh tiết là hàng hóa....

     
    Báo quản trị |  
  • #442204   21/11/2016

    minhthanh9x
    minhthanh9x

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo ý kiến của mình, "Trinh tiết" là một khái niệm xã hội, tâm lý để chỉ người giới nữ còn trong trắng, hay xét theo nghĩa rộng là để chỉ tiết hạnh của người phụ nữ; nghĩa là nó là câu chuyện về giá trị đạo đức, tinh thần, nhân thân của con người và vì thế không thể chuyển giao (trừ trường hợp khác do luật định vd như QSHTT thì không nói), vì nó không phải vật chất cho nên không có chuyện "tiêu hao" hay "cầm được", "nắm được". Xét về góc độ quyền tài sản, không ai đi định giá quyền nhân thân gắn với giá trị tinh thần, đạo đức của một con người cả. =>Trinh tiết không phải tài sản.

    Nếu muốn đề cập chuyện bán đi "cái ngàn vàng" của người nữ trong trường hợp này thì thiết nghĩ phải nói trên góc độ sinh lý là cái "MÀNG TRINH" chứ không phải "trinh tiết". Theo đó, màng trinh là vật và thỏa mãn quy định trong BLDS. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về màng trinh ta thấy nó không thể "chuyển giao QSH" cho người khác được. vì không thể chuyển giao QSH nên không thể là đối tượng mua-bán được.

    Kết luận: mua-bán dâm (vì mình nghĩ TH này cũng là một hình thức bán dâm mà thôi, có điều nó độc đáo, đặc biệt và không kém phần chua xót) không phải mua bán hàng hóa, tài sản thông thường mà nó là một loại hình dịch vụ hiện chưa được pháp luật cho phép.

    kiến thức mình nông cạn chỉ lý giải hạn hẹp được đến đó thôi. mong mọi người quan tâm. :) 

    Cập nhật bởi minhthanh9x ngày 21/11/2016 10:41:18 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #456272   06/06/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Đang thắc mắc thì tìm được bài của bạn này, sẵn đây, cho mình hỏi "tinh trùng có được xem là tài sản và hàng hóa không?

    Thí dụ như một cô gái nọ, muốn làm mẹ đơn thân, vì chả thiết yêu ai, nên đi mua tinh trùng của anh X nọ, nhưng ngặt nỗi, cô không đủ tiền nên cô quyết định ăn trộm tinh trùng của anh X này.

    Vậy thì có thể tố anh X tội trộm cắp tài sản được không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #456294   06/06/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    shin_butchi viết:

    Đang thắc mắc thì tìm được bài của bạn này, sẵn đây, cho mình hỏi "tinh trùng có được xem là tài sản và hàng hóa không?

    Thí dụ như một cô gái nọ, muốn làm mẹ đơn thân, vì chả thiết yêu ai, nên đi mua tinh trùng của anh X nọ, nhưng ngặt nỗi, cô không đủ tiền nên cô quyết định ăn trộm tinh trùng của anh X này.

    Vậy thì có thể tố anh X tội trộm cắp tài sản được không? 

    Theo như khái niệm trong Bộ luật dân sự mà chủ thớt đã dẫn ra ở trên rồi thì tương tự mình thấy tinh trùng cũng không thể xem là tài sản được. Theo mình được biết thì 1 con tinh trùng là 1 tế bào được sống trong môi trường được gọi là "tinh dịch". Mà là tế bào thì không thể xem là một vật được vì nó có thể lớn lên và hình thành một cơ thể người nếu gặp điều kiện thích hợp.

    Mà băn khoan mãi, trộm tinh trùng hay tinh dịch kiểu gì được nhỉ o.O trừ khi anh X ảnh lấy tinh trùng ra sẵn bỏ vào cái lọ đó rồi. Lúc này nếu mà hình thành tội phạm hình sự thì sẽ xét là trộm cắp cái LỌ TINH DỊCH chứ hong phải là trộm cắp tinh dịch.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #456295   06/06/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Tại sao chủ thớt lại nghĩ mua "trinh tiết" là quan hệ tình dục để rồi liệt vào trường hợp bị cấm trong pháp lệnh phòng chống mại dâm nhỉ?

    Thứ nhất, hiểu khái niệm "trinh tiết" là màng trinh thì sẽ dẫn đến câu chuyện khác. Màng trinh được xem là mô, bộ phận cơ thể. Nếu đem ra mua bán sẽ bị quy về tội hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có bản sửa đổi được thông qua). Và mua cái màng trinh này đâu nhất thiết là quan hệ tình dục đâu. Người ta có thể nhờ sự can thiệp y học để lấy cái màng trinh đó ra mà. Hoặc nhiều cách khác để mua được cái màng trinh mà ko cần phải quan hệ tình dục.

    Thứ hai, nếu coi "trinh tiết" trong bài viết của chủ thớt là "lần quan hệ tình dục đầu tiên" thì là một câu chuyện hoàn toàn khác nữa. Lúc này thì đúng là phạm luật rồi.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #456311   06/06/2017

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Dong_Bich viết:

    Tại sao chủ thớt lại nghĩ mua "trinh tiết" là quan hệ tình dục để rồi liệt vào trường hợp bị cấm trong pháp lệnh phòng chống mại dâm nhỉ?

    Thứ nhất, hiểu khái niệm "trinh tiết" là màng trinh thì sẽ dẫn đến câu chuyện khác. Màng trinh được xem là mô, bộ phận cơ thể. Nếu đem ra mua bán sẽ bị quy về tội hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có bản sửa đổi được thông qua). Và mua cái màng trinh này đâu nhất thiết là quan hệ tình dục đâu. Người ta có thể nhờ sự can thiệp y học để lấy cái màng trinh đó ra mà. Hoặc nhiều cách khác để mua được cái màng trinh mà ko cần phải quan hệ tình dục.

    Thứ hai, nếu coi "trinh tiết" trong bài viết của chủ thớt là "lần quan hệ tình dục đầu tiên" thì là một câu chuyện hoàn toàn khác nữa. Lúc này thì đúng là phạm luật rồi.

    - Ôi thôi bác ạ, ở đây khúc đó muốn hướng tới hành vi thông thường của những người đi mua "cái đó". Hiểu cặn kẽ câu chữ như bác cũng đúng, ko sai. Nhưng mà tôi chưa thấy thằng nào bỏ tiền ra mua rồi bảo cô đi đi cả. Chỉ có những người đưa cho cô nàng tiền bảo cô đừng bán nữa.

    - Công nhận bác nghiên cứu sâu mảng này quá. Dù phạm luật hay không thì cái mình muốn mọi người cùng bàn luận là cô nàng đang bán cái gì  = 1 thuật ngữ pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #456420   07/06/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    happy_smile viết:

     

    Dong_Bich viết:

     

    Tại sao chủ thớt lại nghĩ mua "trinh tiết" là quan hệ tình dục để rồi liệt vào trường hợp bị cấm trong pháp lệnh phòng chống mại dâm nhỉ?

    Thứ nhất, hiểu khái niệm "trinh tiết" là màng trinh thì sẽ dẫn đến câu chuyện khác. Màng trinh được xem là mô, bộ phận cơ thể. Nếu đem ra mua bán sẽ bị quy về tội hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có bản sửa đổi được thông qua). Và mua cái màng trinh này đâu nhất thiết là quan hệ tình dục đâu. Người ta có thể nhờ sự can thiệp y học để lấy cái màng trinh đó ra mà. Hoặc nhiều cách khác để mua được cái màng trinh mà ko cần phải quan hệ tình dục.

    Thứ hai, nếu coi "trinh tiết" trong bài viết của chủ thớt là "lần quan hệ tình dục đầu tiên" thì là một câu chuyện hoàn toàn khác nữa. Lúc này thì đúng là phạm luật rồi.

     

     

    - Ôi thôi bác ạ, ở đây khúc đó muốn hướng tới hành vi thông thường của những người đi mua "cái đó". Hiểu cặn kẽ câu chữ như bác cũng đúng, ko sai. Nhưng mà tôi chưa thấy thằng nào bỏ tiền ra mua rồi bảo cô đi đi cả. Chỉ có những người đưa cho cô nàng tiền bảo cô đừng bán nữa.

    - Công nhận bác nghiên cứu sâu mảng này quá. Dù phạm luật hay không thì cái mình muốn mọi người cùng bàn luận là cô nàng đang bán cái gì  = 1 thuật ngữ pháp lý.

    Vậy thì chúng ta bàn đến việc mua "lần quan hệ tình dục đầu tiên của người con gái". Nếu chiếu theo luật Việt Nam thì hành vi này đã vi phạm pháp lệnh phòng chống mại dâm rồi. Tuy nhiên trong thực tế vẫn sẽ có những cách thỏa thuận ngầm, hợp pháp nếu hai bên thực sự muốn "giao dịch" diễn ra.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #456300   06/06/2017

    Tất cả những cái gì bán được đều được chúng ta quy thành làm hàng hóa để trao đổi. Đừng nói đến trinh tiết chứ bấ cứ thứ gì bán được kể cả con người và các bộ phận trên cơ thể đều là hàng hóa.

     
    Báo quản trị |  
  • #456336   06/06/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Không thể tin được là chủ host có thể nghĩ ra được topic này. Quá hot phải click đọc ngay.

     
    Báo quản trị |  
  • #456339   06/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chủ đề đặc biệt quá, "Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu” thì xem ra là hợp lý. Tuy nhiên, theo mình không nên hợp thức hóa việc mua bán này, từ đó không cần định nghĩa. Bởi việc mua bán trinh tiết nói riêng hay hoạt động mai dâm là không hợp pháp, không hợp tình hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #456352   06/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Theo quan niệm của mình, thì trinh tiết là một bộ phận của con người nên không thể xem là vật. Nó giống như móng tay hay tóc thôi, có chức năng bảo vệ nhưng con người muốn giữ nó hay không là quyền của họ. Bạn có thể bán tóc thì cũng có thể bán trinh tiết. Chả có luật nào cấm bán tóc hay móng tay, cũng không cấm bán trinh tiết nhưng lại cấm mua bán dâm. Kỳ nhỉ???

    Cập nhật bởi thanhvan312 ngày 06/06/2017 10:09:49 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #456400   07/06/2017

    phapluatkinhte31
    phapluatkinhte31

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu xem trinh tiết là một bộ phận cơ thể, thì các bộ phận cơ thể khác như thân, giác mạc... có coi là tài sản không nhỉ?

     
    Báo quản trị |