Triệu tập lên tòa 4 lần

Chủ đề   RSS   
  • #200942 14/07/2012

    hoaiminh21

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Triệu tập lên tòa 4 lần

    Kính thưa Luật Sư

    Trong việc tranh chấp QSD đất, Tòa Án quận triệu tập bên nguyên đơn và bị đơn để hòa giải:

         Lần thứ nhất (có giấy thông báo triệu tập của tòa án) có mặt đầy đũ và hòa giải không thành, nguyên đơn và bị đơn đều ký vào biên bản.

         Lần thứ hai (không có giấy triệu tập, chỉ triệu tập bằng miệng), nguyên đơn vắng mặt, chỉ có bị đơn có mặt và ký vào biên bản tại Tòa Án.

         Lần ba (có giấy triệu tập) nguyên đơn không có mặt, chỉ có bị đơn có mặt và đã ký vào biên bản tại Tòa Án.

     Tình tiết xảy ra như trên mà Tòa Án triệu tập lần bốn để hòa giải thì có đúng pháp luật không?

     Nếu hòa giải lần bốn vẫn không thành thì khoản bao nhiêu thời gian nữa là Tòa xử án?

        Kính xin Luật Sư giải thích giúp cho.

        Tôi xin chân thành cám ơn Luật Sư

     

     
    29856 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #201017   15/07/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

    Chào bạn!

               Hòa giải trong vụ án dân sự là bắt buộc. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định số lần hòa giải trong một vụ án là bao nhiêu lần (tối thiểu 1 lần).  Việc hòa giải nhằm để các bên thống nhất được với nhau về cách thức giải quyết vụ án, tòa án có thể hòa giải nhiều lần nhưng không làm kéo dài quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định pháp luật.

               Điều 179 BLTTDS qyt định:

    "Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

    b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

    c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

    d) Đưa vụ án ra xét xử.

    3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

             Điều 182 BLTTDS quy định:

    "Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được

    1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự."

              Như vậy, nếu tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà bị đơn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ lập biên bản không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử. Trong vụ việc bạn nêu đã đủ điều kiện để Tòa án xét xử vụ án. Nếu Tòa án cố tình hòa giải, vi phạm thời hạn giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 179 BLTTDS nêu trên thì các đương sự có thể khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #202091   19/07/2012

    hoaiminh21
    hoaiminh21

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chân thành  cám ơn những thư đã trả lời của Luật Sư.

       Gia đình tôi đang xây dựng nhà ở thì có đơn tranh chấp đất đai, Tổ Kiểm Tra Quy Tắc Đô Thị phường có đến kiểm tra và lập " BIÊN BẢN Vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng".

       Xin Luật Sư giải thích giúp:

       1/  Như vậy, có phải tôi chưa bị đình chỉ thi công xây dựng công trình không? và tôi có thể tiếp tục xây dựng công trình được không?

       2/  " việc ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng" và "Đình chỉ thi công xây dựng công trình":, khác nhau như thế nào? 

                Xin cám ơn Luật Sư

     
    Báo quản trị |  
  • #202168   19/07/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư trả lời:

    Chào bạn!

              Khi phát hiện công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị, Thanh tra xây dựng sẽ lập BIÊN BẢN NGỪNG THI CÔNG để ghi nhận sự việc và yêu cầu ngừng thi công công trình. Nếu chủ đầu tư không ngừng thi công thì trong thời hạn 24h, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ ra Quyết định ĐÌNH CHỈ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG và buộc tháo dỡ công trình vi phạm. Nếu trong thời hạn 24h mà chủ đầu tư không tháo dỡ công trình vi phạm thì Chủ tịch UBND xã, phường sẽ ban hành QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THÁO DỠ CÔNG TRÌNH VI PHẠM.

            Bạn tham khảo quy định sau đây tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng như sau:

    Điều 4. Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

    Hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

    1. Ngừng thi công xây dựng công trình.

    2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.

    3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

    4. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

    5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

    6. Ngoài các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

    1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

    a) Lập  biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

    b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

    c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

    2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

    a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

    b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

    c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

    Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

    d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức

    Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư

    1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

    a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;

    b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

    cưỡng chế phá dỡ.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #220024   15/10/2012

    mrquelle27
    mrquelle27

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào anh Cường. anh cho em hỏi cái này với

    Em khởi kiện đòi nợ dân sự, nhưng khi tòa án viết giấy triệu tập thì bên bị kiện không tới. em hỏi thì có người bảo không giải quyet được vì theo luật dân sự thì không được bắt. và như vậy khả năng khởi kiện dân sự của em thì không có kết quả mà kiện hình sự thì không đủ chứng cớ vì chỉ là giấy vay nợ mà họ không trốn khỏi địa phương, tuy em liên lạc thì không liên lạc được. Vậy thì theo luật vụ kiện của em có khả năng hết thời hiệu hay không thu hồi được không vậy anh?

    Nếu trong thời hạn 4 tháng mà em kiện đòi nợ vẫn chưa được tòa giải quyết và em chưa có thông tin gì thì theo luật sẽ xử lý thế nào vậy anh. cảm ơn anh nhiều. rất mong sự giúp đỡ của anh

     
    Báo quản trị |  
  • #220146   15/10/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư Đặng Văn Cường, VPLS Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

    Chào bạn!

    Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:

     

    Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

    1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.

    2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;

    b) Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;

    d) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá;

    đ) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập;

    e) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    g) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;

    h) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

    i) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

    k) Tham gia phiên toà;

    l) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

    m) Tranh luận tại phiên tòa;

    n) Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

    o) Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng;

    p) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;

    q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;

    r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

    s) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

    t) Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    u) Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật;

    v) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    x) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này;

    y) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.”

    Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

    1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

    2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ."

             Như vậy.  theo quy định của pháp luật thì bị đơn có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập hợp lệ của tòa án. Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt họ.

             Nếu bị đơn cố tình chống đối thì Tòa án chỉ cần triệu tập hợp lệ  khoảng 8 lần (2 lần thông báo về việc thụ lý và lấy lời khai; 2 lần triệu tập tham gia hòa giải; 2 lần triệu tập để đối chất; 2 lần triệu tập để tham gia xét xử) mà bị đơn vẫn không đên tòa án thì Tòa án có quyền xét xử vắng mặt. 

    Bạn tham khảo quy định pháp luật về việc triệu tập đương sự sau đây:

             "Điều 149. Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

    Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

    1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền;

    2. Niêm yết công khai;

    3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều 150. Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

    1. Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ.

    2. Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

    Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành; trường hợp không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 151. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp

    Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan. Người được cấp, tống đạt hoặc thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

    Điều 152. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân

    1. Người được cấp, tống đạt hoặc thông báo là cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ.

    2. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Ngày ký nhận của người thân thích cùng cư trú được coi là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

    Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng thì có thể chuyển giao văn bản đó cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố), Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú và yêu cầu những người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

    3. Trong trường hợp việc cấp, tống đạt hoặc thông báo qua người khác thì người thực hiện phải lập biên bản ghi rõ việc người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt, văn bản tố tụng đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa họ với nhau; cam kết giao lại tận tay ngay văn bản tố tụng cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển văn bản tố tụng và người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo, người chứng kiến.

    4. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải cấp, tống đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ.

    5. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo có chữ ký của người cung cấp thông tin.

    6. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng.

    Điều 154. Thủ tục niêm yết công khai

    1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.

    2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Toà án trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

    a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

    b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

    c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

    3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết.

    Điều 155. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

    1. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

    Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của các đương sự khác. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu.

    2. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp.".

              Đối với những vụ án đòi nợ. Nếu bên vay tiền trốn khỏi địa phương thì càng dễ giải quyết (hình sự). Nếu Tòa án dân sự chưa thụ lý thì có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý về hình sự. Còn nếu Tòa án dân sự đã thụ lý thì có thể triệu tập vài lần rồi xét xử vắng mặt theo các quy định pháp luật trên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên cho vay tài sản.

            Tóm lại, đối với các vụ việc vay nợ: Nếu người vay bỏ trốn thì bị xử lý hình sự (vừa bị xử lý hình sự, vừa vẫn phải trả nợ); Nếu người vay không bỏ trốn nhưng cố tình không đến Tòa án để giải quyết vụ án đòi nợ thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn. Khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì nguyên đơn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của người vay nợ để trả nợ...

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn