Trích thuế TNCN của lao động thời vụ 3 tháng

Chủ đề   RSS   
  • #73206 14/12/2010

    dinhchinhkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trích thuế TNCN của lao động thời vụ 3 tháng

    Xin chào Luật sư.

    Câu hỏi của E như sau : E mới ra trường nên ko rõ lắm về hợp đồng thời vụ, CTy có làm hợp đồng thời vụ 3 tháng với một số người. có phải mỗi tháng khi trả lương E phải trích 10% để đóng thuế tncn ko, và nếu Cty E ko trích 10% tiền lương của những người lao động thời vụ thì tiền lương cty e tra cho những người làm thời vụ có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ko?
     
    17010 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #73368   14/12/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Khi trả lương cho các hợp đồng thời vụ thì bạn phải khấu trừ 10 % thuế TNCN. Số thuế này là bạn thu hộ cơ quan thuế ( biên lai ghi đích danh người LĐ) và sau này người lao động sẽ quyết toán với cơ quan thuế vào cuối kỳ.

    Nếu bạn trả lương mà không khấu trừ thì cơ quan thuế vẫn coi như bạn đã thu và sẽ yêu cầu đơn vị bạn nộp thay khi tính thuế cho đơn vị của bạn, nếu không thì xem như số lương bạn trả sẽ không được công nhận là chi phí hợp lý.

    Thân ái chào bạn !!!

    Cập nhật bởi kimlalaw ngày 14/12/2010 10:47:33 PM

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #73409   15/12/2010

    dinhchinhkt
    dinhchinhkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn LS!

    E còn một thắc mắc nữa là: Nếu Cty E ký hợp đồng dài hạn mà ko đóng bảo hiểm cho người lao động thì khoản tiền lương Cty E chi trả cho nhân viên đó có được đưa vào chi phí hợp lý ko? mà khi ký hợp đồng lao động dài hạn có phải di công chứng ko? nếu có thì công chứng ở đâu?

    Hợp đồng ngắn hạn có cần phải đi công chứng ko hay chỉ cần 2 bên ký kết là được?

    Chân thành cảm ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #73519   15/12/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    HĐLĐ do 2 bên ký kết, không cần công chứng. Khi đã ký HĐLĐ dài hạn thì việc đóng bảo hiểm cho người LĐ là nghĩa vụ cũa người sử dụng LĐ. Nếu không thực hiện thì người sử dụng LĐ sẽ bị xử lý theo quy định.

    Thân ái chào bạn !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #73486   15/12/2010

    dinhchinhkt
    dinhchinhkt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào LS

    Theo điều 3 thuế TNCN thì các khoản phụ cấp cũng phải tính vào thu nhập chịu thuế có đúng ko LS?
    những khoản như CTY E Phụ cấp ăn uống, phụ cấp Điện Thoại, xăng xe, phụ cấp tiền xe về quê ăn tết, ........ điều phải cộng vào để tính thuế TNCN có đúng ko ?

     
    Báo quản trị |  
  • #73531   15/12/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản trợ cấp ( trừ các trợ cấp được miễn thuế theo quy định). Bạn có thể tham khảo phần trích của Thông tư 84/2008/TT-BTC để đối chiếu.

    Thân ái chào bạn !!!

    trích Thông tư 84/2008/TT-BTC

    ..............

     

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    2.1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:        

    2.1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

    2.1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm 2.2 dưới đây.

    2.1.3. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu,...; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao,...; tiền thu được từ các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác.

    2.1.4. Tiền nhận được do tham gia vào các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp và các tổ chức khác.

    2.1.5. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau:

    a) Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

    b) Tiền mua bảo hiểm đối với các hình thức bảo hiểm mà pháp luật không quy định trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động.

    c) Các khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao.

    d) Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.

    đ) Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật như: chi trong các ngày nghỉ, lễ;   thuê các dịch vụ tư vấn, thuê kê khai thuế; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục.

    2.1.6. Các khoản thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán), trừ một số khoản tiền thưởng quy định tại điểm 2.3 dưới đây. Trường hợp người lao động được thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trả thưởng.

    Các khoản thu nhập nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

    2.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:

    2.2.1. Phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công, bao gồm: phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, cho thân nhân liệt sỹ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng; phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

    2.2.2. Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

    2.2.3. Các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm:

    a) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

    b) Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

    c) Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

    2.2.4. Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:

    a) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    b) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi.

    c) Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.

    d) Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

    đ) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

    e) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả.

    2.2.5. Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật.

    Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế.

    .................

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com