Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

Chủ đề   RSS   
  • #571192 10/05/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

    Thưởng tiền người tố giác tội phạm

    Thưởng tiền người tố giác tội phạm - Minh họa

    Người dân các nước có thể được thưởng tiền nếu cung cấp thông tin về các vụ khủng bố, án ma túy, giết người, đánh bạc..., thậm chí là hành vi vứt rác bừa bãi.

    Treo thưởng khi người dân cung cấp các thông tin có giá trị trong các vụ án nghiêm trọng được coi là một công cụ hiệu quả để giúp các lực lượng thực thi pháp luật nhanh chóng phá án.

    FBI treo thưởng 2,3 tỉ để bắt tội phạm truy nã

    Từ năm 1950, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã lập ra chương trình “Mười đối tượng bị truy nã gắt gao nhất”, treo thưởng lên tới 100.000 USD (2,3 tỉ đồng) cho ai cung cấp thông tin giúp FBI bắt được những tên tội phạm này. Tới nay, 524 đối tượng đã bị liệt vào danh sách trên, trong đó FBI bắt được 162 trường hợp nhờ thông tin do người dân cung cấp.

    Hàng loạt khoản thưởng khác (thường 5.000-50.000 USD) cũng được FBI đưa ra để khuyến khích người dân cung cấp thông tin về các tội phạm nguy hiểm. Một trong số đó là khoản thưởng 30.000 USD (0,69 tỉ đồng) cho thông tin về đối tượng Phạm Tiến Hùng, nghi phạm gốc Việt trong vụ “giết người theo kiểu hành quyết” cách đây 30 năm ở bang Massachusetts. Đặc biệt, tiền thưởng cho thông tin về nghi phạm đặt bom bên ngoài điện Capitol hồi tháng 1 được FBI nâng lên mức 100.000 USD.

    Theo Đạo luật Yêu nước Mỹ (năm 2001), Bộ Ngoại giao Mỹ có quyền treo thưởng đối với thông tin quan trọng liên quan tới các vụ khủng bố, buôn lậu ma túy, phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia… Trừ một số trường hợp đặc biệt, các khoản thưởng sẽ không vượt quá 25 triệu USD (hơn 576,6 tỉ đồng), trong đó các khoản thưởng lớn hơn 100.000 USD phải do đích thân ngoại trưởng phê duyệt.

    Tại Anh, một “ma trận” các hình thức phạm tội và mức độ nghiêm trọng được lập ra để xác định mức thưởng cho người chỉ điểm, theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu năm 2015. Ví dụ như 50.000 bảng Anh (hơn 1,6 tỉ đồng) là số tiền cảnh sát London hứa thưởng cho người cung cấp thông tin có giá trị về Shane O’Brien - một trong những đối tượng truy nã nguy hiểm nhất ở Anh.

    Tuy nhiên, hãng luật Sydney Criminal Lawyers (Úc) cho biết trong số những người cung cấp thông tin liên quan tới các vụ án được treo thưởng tại Anh, chưa tới 2% thực sự nhận được mức thưởng đã công bố.

    Thưởng 7,5 tỉ cho bốn người cung cấp thông tin khủng bố

    Ở một nước gần Việt Nam hơn như Thái Lan, tin tức về các khoản thưởng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn baht cho người chỉ điểm trong các vụ án lớn thường xuyên được công khai trên báo chí.

    Theo tờ The Bangkok Post, cảnh sát Thái Lan năm ngoái treo thưởng 30.000 baht (22,37 triệu đồng) cho thông tin về một nghi phạm bán ma túy bắn bị thương một cảnh sát ngầm. Năm 2012, cảnh sát tỉnh Phuket thông báo mức thưởng 300.000 baht (223,65 triệu đồng) cho ai cung cấp thông tin về kẻ giết một du khách Úc. Các doanh nghiệp liên quan tới các vụ cướp hay án mạng cũng treo thưởng, thường có giá trị cao hơn mức thưởng của cảnh sát để khuyến khích người dân cung cấp thông tin có giá trị.

    Ngoài ra, luật pháp Thái Lan quy định trong các vụ đánh bạc trái phép, người chỉ điểm sẽ được tòa án Thái Lan quyết định thưởng tương đương 50% tiền phạt trong vụ án. Còn người cung cấp thông tin giúp cảnh sát bắt giữ tội phạm mua bán hàng cấm sẽ được thưởng 30% số tiền thu được từ các tang vật trong vụ án. Các khoản thưởng trên do người bị kết tội trả hoặc được trích từ số tiền phạt mà tòa án thu được.

    Ngay cả các hành vi bị xử phạt hành chính như chạy xe máy trên lối đi bộ, vứt rác bừa bãi, bán hàng rong… với mức phạt khoảng 10.000 baht (gần 7,5 triệu đồng), giới chức Bangkok cũng thưởng cho người tố giác 50% số tiền phạt thu được.

    Tại Philippines, giới chức đã trao tổng cộng 15,4 triệu peso (gần 7,5 tỉ đồng) thưởng cho bốn người cung cấp thông tin giúp cảnh sát tiêu diệt bảy đối tượng khủng bố, bao gồm một số tên có liên hệ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vào năm ngoái.

    Tuy nhiên, cũng có khoản thưởng gây tranh cãi như việc Tổng thống Rodrigo Duterte “treo giải” 1 triệu peso (hơn 486,7 triệu đồng) cho ai bắn chết những tên tội phạm nguy hiểm mà giới chức nước này phóng thích nhầm hồi năm 2019.

    Trung Quốc: Tố giác người nhập cảnh trái phép, thưởng 178 triệu

    Cảnh sát Trung Quốc thường treo thưởng vài trăm ngàn nhân dân tệ (NDT) cho thông tin có giá trị về tội phạm truy nã hay vượt ngục. Ngoài ra, trong đại dịch COVID-19, không ít địa phương tại Trung Quốc đã thưởng cho người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm quy định phòng dịch.

    Tháng 1-2020, huyện Chính Định (tỉnh Hà Bắc) treo thưởng 1.000 NDT (hơn 3,5 triệu đồng) cho ai phát giác người đến từ tâm dịch Vũ Hán mà trốn khai báo.

    Cuối năm ngoái, một địa phương ở tỉnh Hắc Long Giang cũng hứa thưởng 50.000 NDT (178,8 triệu đồng) cho thông tin tố giác người nhập cảnh bất hợp pháp, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.

    Hoàn Đức

    Nguồn: Báo Pháp Luật Online 

     
    1995 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571705   29/05/2021

    Hứa hẹn hoặc cam kết trao một phần thưởng hậu hĩnh cho người cung cấp thông tin về tội phạm bị truy nã là một trong những nét văn hóa của Mỹ. Thế nhưng khác với Mỹ, không phải quốc gia Châu Âu nào cũng sử dụng treo thưởng làm công cụ để bắt tội phạm. Ví dụ như ở Áo, Anh rất thích việc treo thưởng nhưng người Pháp thì không.

     
    Báo quản trị |  
  • #571769   30/05/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Đọc xong mới thấy mỗi quốc gia sẽ có “văn hóa” truy nã tội phạm khác nhau. Như ở Việt Nam, người ta không chú trọng nhiều vào giá trị vật chất nhận được mà đơn giản chỉ suy nghĩ là bắt tội phạm thì giúp cho cơ quan điều tra, giúp cho xã hội vậy thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #572566   23/06/2021

    Mỗi một quy định đều có cái hay riêng. Theo mình thì việc treo thưởng để bắt tội phạm phổ biến ở Mỹ vì người Mỹ được phép sử dụng vũ khí, họ có thể đảm bảo thêm 1 phần an toàn cho mình khi bắt tội phạm. Còn Việt Nam mình thì cấm tàng trữ, sử dụng vũ khí nên có thể gây nguy hiểm cho người dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #575762   28/09/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Chính xác thì khi xem phim Mỹ, ta thấy rất nhiều trường hợp cơ quan chức năng treo thưởng vài tram ngàn đô la để bắt kẻ phạm tội. Việc này có thể hiệu quả trên đất Mỹ. Tuy nhiên ở Việt Nam thì không khả quan vì tội phạm nguy hiểm và người dân không có nhiều khả năng để bắt giữ được.

     
    Báo quản trị |  
  • #575795   29/09/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Nếu ai thường xem phim Trung Quốc xưa cũng thường thấy, quan phủ thường ra thông báo truy nã, thông báo thưởng nếu có người bắt được sơn tặc hay chỉ điểm người hung thủ, người bị truy nã. Việc trao thường này từ xưa đã có, chỉ là tùy vào đặc điểm của từng quốc gia việc triển khai, mức thưởng sẽ có thể khác nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575838   29/09/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

    Ở Việt Nam cấm hoàn toàn vấn đề vũ trang cá nhân. Sử dụng súng, dao, vũ khí bị khoi như hành vi cấm và xử phạt. Cái nào cũng có mặt lợi và hại của nó. Lợi là không ai là nguy hiểm, để mọi người cùng an toàn. Hại là khó bảo vệ được bản thân khi gặp nguy hiểm, huống chi nghĩ đến việc bắt tội phạm cho nhà nước

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578328   26/12/2021

    Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

    Tại Việt Nam cũng có các chính sách khen thưởng với các trường hợp bắt giữ, tố cáo, cung cấp thông tin tố giác tội phạm. Tất nhiên thì cũng không thể bằng của Mỹ. Nhưng về bản chất đây cũng là nghĩa vụ của công dân để bảo đảm cuộc sống an toàn cho bản thân. Nên phải thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #578340   26/12/2021

    Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

    Mình nghĩ rằng ở Việt Nam chúng ta cũng có các phần thưởng cho những người cung cấp thông tin quan trọng, hoặc các thông tin có giá trị trong việc bắt giữ tội phạm. tuy không có quy định cụ thể tuy nhiên nếu đọc qua các bản tin về truy nã tội phạm sẽ thấy điều này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578341   26/12/2021

    Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

    Mình nghĩ rằng ở Việt Nam chúng ta cũng có các phần thưởng cho những người cung cấp thông tin quan trọng, hoặc các thông tin có giá trị trong việc bắt giữ tội phạm. tuy không có quy định cụ thể tuy nhiên nếu đọc qua các bản tin về truy nã tội phạm sẽ thấy điều này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580053   29/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Treo thưởng để bắt tội phạm: Ở nước ngoài phổ biến!

    Mỗi quốc gia khác nhau thì cũng có những cách thức khác nhau trong quản lý trật tự và đảm bảo trị an. Việc treo thưởng khá hay trong việc khuyến khích người dân tham gia vào công tác chống tội phạm, họ vừa có thể thể hiện lòng yêu nước vừa có một khoản tiền không nhỏ xem như quà cảm ơn thì mình nghĩ nhiều người dân nếu có thông tin cũng sẽ chia sẻ cho cơ quan điều tra.

     
    Báo quản trị |