Trẻ em 3 tuổi có được làm chứng ?

Chủ đề   RSS   
  • #419814 26/03/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Trẻ em 3 tuổi có được làm chứng ?

     

    Nhiều người nghĩ rằng muốn được cơ quan có thẩm quyền triêu tập đến làm chứng trong các vụ kiện thì người được triệu tập phải là người trưởng thành với nhận thức đầy đủ. Tuy nhiên, điều này có thể đã sai.

     

    Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

     

    Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

    2. Những người sau đây không được làm chứng:

    a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

    b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

     

    Quy định trên không hề đề cập đến điều kiện về độ tuổi người làm chứng và khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 cũng không cấm trẻ em được làm chứng , do vậy, dù là đứa trẻ 3 tuổi đi nữa,  nếu đứa trẻ đó là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án hoặc tội phạm và không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.

     

    Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

     

    Khoản 3 điều 99 BLTTDS 2015: Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

     

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/03/2016 04:25:56 CH Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/03/2016 04:25:05 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    22127 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #419816   26/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Riêng bản thân mình thấy nếu cho trẻ em 3 tuổi làm chứng thì không hợp lý cho lắm, vì lúc này chúng chưa nhận thức đựơc đầy đủ và toàn diện thì làm sao có thể làm chứng được?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    buitronghiep (27/03/2016) richphan234 (15/11/2017)
  • #474852   15/11/2017

    trang_u viết:

    Riêng bản thân mình thấy nếu cho trẻ em 3 tuổi làm chứng thì không hợp lý cho lắm, vì lúc này chúng chưa nhận thức đựơc đầy đủ và toàn diện thì làm sao có thể làm chứng được?

    Đồng ý với quan điểm của bạn, đôi khi khó có thể xác định được ai mới là người có đầy đủ nhận thức và toàn diện, trường hợp này đôi khi cùng 1 độ tuổi nhưng đứa trẻ này nhận thức tốt hơn đứa trẻ khác, nếu cứ đánh đồng như vậy thì thật sự mình thấy không ổn, chưa có tính khách quan, đôi khi lại làm sai lệch định hướng ban đầu lúc đó lại khỗ :(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn richphan234 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2017)
  • #419817   26/03/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Đứa trẻ chỉ là có thể được triệu tập để làm chứng thôi bạn, còn lời khai của mấy bé này có đáng tin đế được gọi lên làm chứng không thì cần phải xem đánh giá của tòa trong từng trường hợp cụ thể :))

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    buitronghiep (27/03/2016)
  • #419818   26/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Nhưng trước hết phải xem rằng việc làm chứng này có thực sự đạt được mục đích tố tụng hay không? Mình cảm thấy chưa thực sự thuyết phục câu chuyện trẻ em 3 tuổi có thể làm người làm chứng, bạn có thể nêu thêm các văn bản hướng dẫn hoặc 1 vụ việc thực tế không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    buitronghiep (27/03/2016)
  • #419820   26/03/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    trang_u viết:

    Nhưng trước hết phải xem rằng việc làm chứng này có thực sự đạt được mục đích tố tụng hay không? Mình cảm thấy chưa thực sự thuyết phục câu chuyện trẻ em 3 tuổi có thể làm người làm chứng, bạn có thể nêu thêm các văn bản hướng dẫn hoặc 1 vụ việc thực tế không?

    Mình cũng nghĩ rằng trên thực tế sẽ rất hiếm, nhưng vì luật không cấm nên hoàn toàn có thể xảy ra :)

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    buitronghiep (27/03/2016)
  • #473171   31/10/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Mình thấy trẻ em 3 tuổi làm chứng thì không hợp lý lắm, nếu có người giám hộ hay người đại diện thì thành ra người giám hộ hay người đại diện thành người làm chứng rồi nđâu phải là trẻ em 3 tuổi nữa. Những trường hợp này cần có những quy định cụ thể và sát đáng hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #473200   01/11/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Bạn thấy trẻ 3 tuổi làm chứng thì không hợp lý, vậy theo bạn thì trẻ mấy tuổi mới có thể làm chứng ?

    4 tuổi hay 5 tuổi hay 16 tuổi ? Có cơ sở nào không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #473202   01/11/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    ntdieu viết:

    Bạn thấy trẻ 3 tuổi làm chứng thì không hợp lý, vậy theo bạn thì trẻ mấy tuổi mới có thể làm chứng ?

    4 tuổi hay 5 tuổi hay 16 tuổi ? Có cơ sở nào không ?

    Mình cũng cảm thấy việc xác định độ tuổi là bao nhiêu thì được làm chứng khó khó, việc xác định có đủ nhận thức hay không là cả một vấn đề, những quy định hiện nay chỉ mang tính chất ước khoảng mà thôi. (ví dụ độ tuổi kết hôn ở các quốc gia rất khác nhau, có nước cho rằng 15 tuổi là đủ nhận thức và tâm sinh lý, nhưng có quốc gia độ tuổi này phải là 18 mới được). Luật đưa ra quy định nhưng việc áp dụng và xử lý trên thực tế mình thấy cũng cần linh hoạt, linh hoạt thế nào thì lại phải dựa trên mỗi tình huống cụ thể thôi, bản thân mình cũng thấy rất mơ hồ.

     
    Báo quản trị |  
  • #473207   01/11/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Dân gian có câu nói rằng "đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Các em bé thì thường không biết nói dối, nhiều khi chứng kiến tình tiết sự việc như thế nào sẽ kể lại y hệt, nhiều khi lại có gợi ý cho cơ quan điều tra. Tuy nhiên việc lấy lời khai đúng như bạn nói là phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người quản lý trông nom các em. Và cách lấy lời khai mình nghĩ cũng phải có "sự tinh tế" thì mới được, con nít mà, làm nghiêm trọng lên chỉ khiến các bé khóc thét thôi.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #473278   01/11/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Theo nguyên tắc, có chấp nhận lời khai của nhân chứng hay không là việc của tòa án, vì không phải bao giờ họ cũng khai đúng về các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, nếu bác bỏ lời khai của họ thì tòa phải có lý do hợp lý chứ không phải chỉ dựa vào độ tuổi.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #473300   01/11/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình, trẻ 3 tuổi làm chứng nghe không được hợp lý cho lắm. Thứ nhất, về độ tuổi, 3 tuổi nói thật rất nhỏ và chưa hình thành được suy nghĩ nhiều, và khả năng nhận thức mới bắt đầu nên việc làm chứng rất khó, kể cả có người đại diện ...Thứ hai, về mặt nhận thức như đã nói, 3 tuổi chắc mới bắt đầu bập bẹ chắc được đôi 3 câu là hết cộng thêm biết được tình tiết nhưng có suy nghĩ được nhiều hay chỉ biết như vậy và nói như nào? đây chỉ là suy đoán dựa trên cơ sở sự hiểu biết của người lớn chứ trẻ em 3 tuổi ko nghĩ được vậy. Điều này không khả thi cho lắm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #473309   01/11/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Đồng ý người làm chứng là người biết tình tiết nội dung vụ việc tuy nhiên mình không nghĩ trẻ em 3 tuổi lại đủ khả năng hiểu biết để có thể đứng ra làm chứng cho bất kỳ một vụ việc nào đó. Thêm nữa cho dù có biết hay chứng kiến nội dung vụ việc thì cách mà trẻ thuật lại câu chuyện cũng chưa chắc đã đúng với sự thật nên tính xác thực của lời làm chứng trong trường hợp này là không đảm bảo.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #474480   14/11/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bản thân mình cảm thấy thông tin làm chứng từ trẻ em khó có thẻ làm căn cứ buộc tội. Bởi, nếu trẻ vô tư, biết gì nói đấy thì không có vấn đề gì. Nhưng không phải trường hợp nào trẻ cũng đủ khả năg bình tĩnh khi chứng kiến việc phạm tội. Nhất là những hành vi mang tính bạo lực, ảnh hửơng đến tinh thần của trẻ. Từ đó việc đưa ra phán đoán làm chứng là không đảm bảo tính chính xác. Cộng thêm phần trẻ em còn quá nhỏ không ý thức được tầm quan trọng trong lời nói của mình. Có chăng thì chỉ nên dùng lời khai làm chứng đó để xem xét thêm tình tiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #474495   14/11/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Người 3 tuổi cũng có thể được xem rơi vào trường hợp người có nhược điểm về thể chất nên cũng được liệt kê vào những người không được làm chất. Nếu pháp luật không quy định thì thực tiến thì cũng không thể nào xác định được người 3 tuổi có thể làm người làm chứng được. Pháp luật phải nhìn nhận và đúng răng trẻ em 3 tuổi không thể nào làm chứng

     
    Báo quản trị |  
  • #474621   14/11/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Vậy theo bạn quytan2311 thì trẻ mấy tuổi bắt đầu có thể làm chứng được ? Dựa vào cơ sở nào  ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #474622   14/11/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Người làm chứng là người biêt được tình tiết liên quan đến vụ án đó. Giá trị về lời nói và chứng mình của người làm chứng trong vụ án là rất quan trọng, phần nào đó người làm chứng quyết định đến kết quả của vụ án. Vậy nên yêu cầu về năng lực pháp lý cảu người làm chứng là quan trọng. Một đứa trẻ 3 tuổi không trí nhớ, khả năng nhận thức vấn đề, khả năng diễn đạt chưa được tốt, vậy nên với một đứa trẻ từ 3 không thể là người làm chứng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #474629   14/11/2017

    Pháp luật không giới hạn độ tuổi thì cứ thế mà chúng ta làm thôi. Trong vụ án thì 01 tình tiết dù là nhỏ nhất cũng có thể là chìa khóa để giải quyết vụ việc.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #474642   14/11/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 2154
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình cũng đồng tình với ý kiến của các bạn cho rằng không nên đưa trẻ em 3 tuổi vào làm chứng trong vụ án. Bởi rất đơn giản, để lời khai của nhân chứng trở thành căn cứ để giải quyết vụ án thì lời khai đó phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của chứng cứ trong đó có tính xác thực so với thực tế tình tiết vụ việc. Trong khi đó, với khả năng nhận thức, nắm bắt vấn đề của trẻ em ở độ tuổi còn quá ít như vậy thì việc đảm bảo tính xác thực trong lời khai của trẻ là rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #474650   14/11/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Trong vụ án hình sự thì lời khai của người làm chứng cũng chỉ là một nguồn chứng cứ chứ không phải là nguồn duy nhất để xác định sự thật của vụ án. Vấn đề quan trọng là lời khai đó như thế nào. Việc xác định lời khai đó có khách quan hay không là nhiệm vụ của Tòa án. Vì thế, mình nghĩ rằng độ tuổi của người làm chứng cũng không mấy quan trọng, quan trọng là lời khai đó có đúng không thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #474669   15/11/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đúng là để trẻ em 3 tuổi ra làm chứng thì không hợp lý lắm nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, tòa án còn xem xét có chấp nhận hay không vì nhiều khi vụ án xảy ra thì chỉ có duy nhất đứa trẻ 3 tuổi đó có mặt ở đó

     
    Báo quản trị |