Nhiều người nghĩ rằng muốn được cơ quan có thẩm quyền triêu tập đến làm chứng trong các vụ kiện thì người được triệu tập phải là người trưởng thành với nhận thức đầy đủ. Tuy nhiên, điều này có thể đã sai.
Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 : Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Quy định trên không hề đề cập đến điều kiện về độ tuổi người làm chứng và khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 cũng không cấm trẻ em được làm chứng , do vậy, dù là đứa trẻ 3 tuổi đi nữa, nếu đứa trẻ đó là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án hoặc tội phạm và không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.
Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
Khoản 3 điều 99 BLTTDS 2015: Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/03/2016 04:25:56 CH
Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/03/2016 04:25:05 CH
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !