Transfer pricing-Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết

Chủ đề   RSS   
  • #264551 27/05/2013

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Transfer pricing-Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết

    Đây là topic hot trong dư luận hiện nay. Dân luật chưa thấy thành viên đi sâu nghiên cứu vần đề này. Cả nhà có hứng thú nghiên cứu Transfer pricing, nhào vô, nhào vô

    Tham khảo thông tư66/2010/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2010.

    BỘ TÀI CHÍNH
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ---------

    Số:66/2010/TT-BTC

    Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010

     

    THÔNG TƯ

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH GIỮA CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT

    Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
    Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
    Căn cứ Nghị định số124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
    Căn cứ Nghị định85/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
    Căn cứ Nghị định số118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính,
    Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết làm căn cứ kê khai xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh như sau:

    Phần A.

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Đối tượng áp dụng

    Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Điều 2. Phạm vi áp dụng

    Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    1. "Giá thị trường" là cụm từ để chỉ giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có quan hệ liên kết (các bên độc lập).

    2. "Sản phẩm" là từ được sử dụng chung để chỉ hàng hóa và dịch vụ là các đối tượng của giao dịch kinh doanh.

    3. "Giá mua", "giá bán" là từ được sử dụng chung để chỉ giá sản phẩm trong giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng.

    4. “Các bên có quan hệ liên kết” (sau đây được gọi là "các bên liên kết") là cụm từ được sử dụng để chỉ các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

    4.1. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;

    4.2. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;

    4.3. Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.

    Thông thường, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau thì xác định là các bên liên kết:

    a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

    b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

    c) Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba;

    d) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

    e) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

    f) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

    g) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

    h) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

    i) Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

    j) Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm;

    k) Một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp khác;

    l) Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một doanh nghiệp khác;

    m) Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

    5. "Giao dịch liên kết" là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.

    6. "Giao dịch độc lập" là giao dịch kinh doanh giữa các bên không có quan hệ liên kết.

    7. “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 0.5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời.

    Ví dụ 1: Doanh nghiệp V là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại tỉnh X, Việt Nam có 2 giao dịch:

    (i) Bán 2.000 sản phẩm cho doanh nghiệp độc lập A với giá bán là giá thành toàn bộ (Z) cộng (+) 6% Z, điều kiện giao hàng tại doanh nghiệp V;

    (ii) Bán 2.000 sản phẩm cho công ty mẹ với giá bán là Z + 6% Z, điều kiện giao hàng tại nước H là giá CIF, chi phí vận tải và bảo hiểm từ tỉnh X đến nước H là 3% Z. Đồng thời công ty mẹ đồng ý bảo lãnh cho doanh nghiệp V vay tiền từ ngân hàng N. Trên thực tế, việc bảo lãnh tín dụng này là tín chấp (tức là không phải trả phí bảo lãnh).

    Trong các giao dịch trên thì:

    - Khác biệt về điều kiện giao hàng có liên quan đến chi phí vận tải và bảo hiểm từ tỉnh X đến nước H có ảnh hưởng tăng trên 1% giá bán nên là khác biệt trọng yếu.

    - Khác biệt về bảo lãnh tín chấp không phải trả tiền nên không phải là khác biệt trọng yếu.

    8. “Biên độ giá thị trường” là tập hợp các giá trị về mức giá hoặc là tập hợp các giá trị về tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc là tập hợp các giá trị về tỷ suất sinh lời của sản phẩm được xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh.

    9. “Cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế” là các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp do cơ quan thuế thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật và quản lý từ các nguồn khác nhau.

    Phần B.

    HƯỚNG DẪN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT

    Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết quy định tại Thông tư này được xác định theo giá thị trường trên cơ sở so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập (sau đây gọi là phân tích so sánh) để lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất.

    Điều 4. Phân tích so sánh

    1. Nguyên tắc

    1.1. So sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết với doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế.

    Ví dụ 2: Doanh nghiệp A là một công ty con của công ty đa quốc gia H và doanh nghiệp B là một doanh nghiệp độc lập cùng kinh doanh bán lẻ xe máy nhãn hiệu HX trong năm 2xxx. Việc so sánh có thể được thực hiện theo một trong 2 cách sau:

    - So sánh giao dịch mua xe máy để bán ra của doanh nghiệp A với giao dịch tương tự của doanh nghiệp B.

    - So sánh giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp B về hoạt động kinh doanh bán lẻ xe máy.

    1.2. Giao dịch độc lập được chọn để so sánh là giao dịch được lựa chọn từ các giao dịch độc lập có tính chất và bối cảnh giao dịch (sau đây được gọi chung là điều kiện giao dịch) tương đương với giao dịch liên kết. Khi đó, giá sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh là căn cứ để xác định giá sản phẩm trong giao dịch liên kết theo các phương pháp xác định giá được quy định tại Điều 5 Phần B Thông tư này.

    1.3. Khi so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập, điều kiện giao dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được chọn để so sánh không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau nhưng phải đảm bảo tính tương đương, không có các khác biệt gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Nếu điều kiện giao dịch của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập có khác biệt trọng yếu, doanh nghiệp phải phản ánh các khác biệt trọng yếu này theo giá trị tiền tệ làm cơ sở điều chỉnh, loại trừ khác biệt trọng yếu. Việc xác định tính tương đương khi so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập, và loại trừ khác biệt được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Phần B Thông tư này.

    1.4. Việc so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được thực hiện trên cơ sở từng giao dịch về từng loại sản phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp các giao dịch không thể tách biệt hoặc việc tách biệt từng giao dịch theo từng loại sản phẩm là không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, doanh nghiệp có thể gộp chung nhiều giao dịch dưới đây thành một giao dịch:

    1.4.1. Các giao dịch có liên quan chặt chẽ và có tính phụ thuộc lẫn nhau như các giao dịch trên cơ sở hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ, trong đó dịch vụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng cung cấp hàng hoá đó; các giao dịch mang tính chất liên hoàn như cung cấp hoặc trao quyền sử dụng các tài sản vô hình đi liền với cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất, chế biến ra thành phẩm;

    1.4.2. Các giao dịch đối với các sản phẩm có chung quy trình sản xuất, sử dụng các nguyên vật liệu chính như nhau hoặc cùng chung một tổ, nhóm theo tiêu thức phân tổ, phân nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Danh mục thống kê hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành khi thực hiện phân tích so sánh tiêu thức chức năng hoạt động của doanh nghiệp;

    Ví dụ 3: Doanh nghiệp thương mại A nhập khẩu 3 mặt hàng X, Y, Z từ bên liên kết ở nước ngoài để phân phối cho các siêu thị trong nước. Ba mặt hàng này đều thuộc nhóm sản phẩm thiết bị nhiệt dùng cho gia đình (theo tiêu chuẩn thống kê Việt Nam).

    Trong trường hợp việc tách biệt từng giao dịch theo từng loại sản phẩm X, Y, Z không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, doanh nghiệp A có thể gộp chung các giá trị giao dịch nhập khẩu 3 loại sản phẩm này để áp dụng một phương pháp xác định giá phù hợp nhất.

    1.4.3. Các giao dịch kinh doanh nhỏ lẻ mà việc gộp chung tạo thành một giao dịch hoàn chỉnh;

    1.4.4. Các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết do một doanh nghiệp thực hiện nhưng không thể phân bổ hợp lý doanh thu hoặc chi phí có liên quan cho từng loại giao dịch. Trong trường hợp này, giao dịch được gộp chung được coi là giao dịch liên kết và mức giá của các sản phẩm trong giao dịch được gộp chung sẽ là mức giá cao nhất của một trong các sản phẩm có liên quan (nếu là giao dịch bán ra) hoặc mức giá thấp nhất của một trong các sản phẩm có liên quan (nếu là giao dịch mua vào).

    ........................................................................................................................................................................................................................

     
    7675 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #264563   28/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cái này nó nói về việc gì, chị tóm tắt sơ lược dùm em đi, dài quá làm biếng đọc.

    Nghe loáng thoáng dường như là 1 phương pháp xác định giá trị giao dịch để tính thuế TNDN nhưng không rõ có gì hot ;-)

     
    Báo quản trị |