TRANH CHẤP VỀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ: MỘT NGƯỜI HAI GIẤY KẾT HÔN

Chủ đề   RSS   
  • #301320 08/12/2013

    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    TRANH CHẤP VỀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ: MỘT NGƯỜI HAI GIẤY KẾT HÔN

     

     

    Một vụ tranh chấp di sản thừa kế đang bị bế tắc bởi nguyên đơn có cùng lúc… hai giấy đăng ký kết hôn với hai người chồng.

    Tháng 2-2010, bà H. đã nộp đơn khởi kiện đến TAND quận 11 (TP.HCM) để tranh chấp tài sản thừa kế với các anh em bên gia đình chồng.

    Kiện tranh chấp di sản

    Trong đơn, bà H. trình bày: Năm 2001, bà lập gia đình với ông L., có đăng ký kết hôn tại phường 13. Bốn năm sau, họ sinh được một bé gái. Năm 2009, chồng bà bị bệnh qua đời, bà ở vậy trong căn nhà của chồng (do cha mẹ chồng đã mất để lại) và chăm sóc một người anh chồng bị bệnh tâm thần.

    Thế rồi các anh chị của chồng bà ở gần đó liên tục kéo đến gây chuyện, đòi đuổi bà ra khỏi nhà. Có lần xung đột căng thẳng, bà phải nhờ công an đến giải quyết. Nay bà không dám về nhà nữa vì mỗi lần về đều bị anh chị của chồng chửi rủa. Bà yêu cầu tòa xác định phần thừa kế của bà trong căn nhà này với các anh chị bên chồng để có điều kiện tạo lập cuộc sống mới.

    Làm việc với tòa, phía gia đình bên chồng bà H. không đồng ý với yêu cầu trên. Theo họ, người mẹ trước khi mất đã dặn không được bán căn nhà này, để lại làm nhà thờ tổ và làm chỗ ở cho người anh bị tâm thần.

    Phía bị đơn còn yêu cầu tòa xem xét bé gái con bà H. có đúng là con của em trai họ hay không. Bởi giấy khai sinh của bé ghi sinh năm 2005, không có tên cha trong khi đến năm 2006 em trai họ mới kết hôn với bà H., không phải từ năm 2001 như bà H. nói. Họ còn cho rằng lúc còn sống, em trai họ cũng không thừa nhận đứa con này…

     

    Xuất hiện người thứ ba

    Vụ kiện sẽ không có gì phức tạp nếu như trong quá trình giải quyết án, TAND quận 11 không bất ngờ nhận được đơn của một người tên K., viết rằng việc kết hôn của bà H. với ông L. là trái pháp luật và yêu cầu tòa hủy.

    Theo ông K., ông và bà H. đã đăng ký kết hôn vào năm 1998 tại xã Ka Đô, Đơn Dương (Lâm Đồng). Hai người có một con chung năm 2000. Khi con trai vừa tròn ba tháng tuổi, do bất đồng với gia đình chồng, bà H. đã ẵm con bỏ đi. Cho đến nay, ông và bà H. chưa hề ra tòa ly hôn nên về mặt pháp lý, họ vẫn là vợ chồng hợp pháp.

    Tòa mời bà H. đến tìm hiểu. Bà H. thừa nhận có việc kết hôn với ông K., sau đó bỏ nhà đi. Một tháng sau, bà quay về thì ông K. đã cưới vợ khác. Vì thế, bà có làm giấy tay với nội dung cắt đứt quan hệ vợ chồng với ông K., có chính quyền xã chứng nhận. Sau đó bà vào TP.HCM sinh sống. Về mặt pháp lý, đúng là giữa bà và ông K. tuy chưa ra tòa làm thủ tục ly hôn nhưng thực tế thì đã có giấy xác nhận của chính quyền địa phương. Từ đó bà mới có được giấy chứng nhận độc thân để lập gia đình mới…

    Tòa bế tắc

    Trước tình tiết mới này, TAND quận 11 yêu cầu ông K. về địa phương trích lục giấy đăng ký kết hôn giữa ông và bà H. rồi làm đơn gửi kèm chứng cứ yêu cầu hủy đăng ký kết hôn trái phép. Nhưng cũng bất ngờ y như lúc xuất hiện, tung ra lá đơn xong, ông K. lại… biệt tăm biệt tích nên tòa lúng túng, chưa biết sẽ giải quyết vụ tranh chấp di sản của bà H. ra sao.

    Cụ thể, nếu tòa xem xét luôn yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật của ông K. trong vụ kiện thì không có cơ sở bởi ngoài một lá đơn, ông K. không hề nộp cho tòa các chứng cứ khác. Bản thân ông không tiến hành các thủ tục khởi kiện đúng quy định, lại không đến tòa.

    Tuy nhiên, nếu tòa tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp di sản một cách bình thường, coi như ông K. không hề liên quan gì thì cũng không ổn bởi sự thật, theo trình bày của ông K. và xác nhận của bà H. thì đúng là giữa họ đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Như vậy làm sao tòa dám công nhận quan hệ hôn nhân của bà H. với ông L. – người chồng sau, từ đó tính đến yêu cầu phân chia di sản.

     

    Làm sao để hủy hôn?

    Vụ việc trên xuất hiện nhiều vấn đề đáng bàn: Hai quan hệ hôn nhân của bà H. đều có giấy đăng ký kết hôn, vậy quan hệ nào trái pháp luật? Ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật trong trường hợp này?

    Theo nhiều chuyên gia, rõ ràng quan hệ hôn nhân sau của bà H. là trái luật bởi bà chưa ly hôn người chồng trước, chỉ nhờ thiếu sót trong việc quản lý nhà nước mà bà mới được cấp giấy đăng ký kết hôn lần hai.

    Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình, các cá nhân là vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn có quyền yêu cầu tòa hoặc đề nghị VKS yêu cầu tòa hủy hôn trái pháp luật. Vấn đề rắc rối ở đây là bà H. thì không yêu cầu, người chồng sau của bà đã chết, còn người chồng trước thì lại biến mất không rõ nguyên do. Trong khi đó theo luật, nếu những người trong cuộc này không tự yêu cầu hủy hôn thì không cơ quan nào đứng ra giải quyết được.

     

     
    6372 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301380   08/12/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE

     

    Ngày 12/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử và tuyên huỷ vụ án “Yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ ” giữa: Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nam, trú tại Thôn 3, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thêm, trú tại số 34 Bà Triệu, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Mai Văn Thụ, trú quán: Thôn Mậu Tài, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19/9/2012, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk có Thông báo rút kinh nghiệm số 763/TB -VKS – P5 đối với vụ án nói trên.

    Nội dung vụ án:

    Ngày 26/12/2010, Bà Nguyễn Thị Nam điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 47H1 – 1931 trên đường liên xã đi theo hướng từ xã Ea H’Ding đến xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar. Khi đi đến đoạn đường thôn 6, xã Ea Kpam thì bị Mai Công Hậu (sinh năm 1995) điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 47FB – 0098 chạy ngược chiều không đúng phần đường đâm vào. Hậu quả bà Nam bị gãy xương đùi phải, thiệt hại 30% sức khoẻ. Sau khi bị tai nạn, bà Nam điều trị thương tích tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk 10 ngày (từ 26/12/2010 đần 05/01/2011).Ngày 31/12/2010, bà Nguyễn Thị Thêm (mẹ đẻ của Mai Công Hậu) đã bồi thường cho bà Nam 3.000.000đ (ba triệu đồng). Hành vi gây tai nạn cho bà Nam của Hậu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nên cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cư M’gar chỉ xử lý hành chính đối với Hậu. Do hai bên không thoả thuận được việc bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nam, nên ngày 14/4/2011, bà Nam khởi kiện dân sự tại Toà án nhân dân huyện Cư M’gar, yêu cầu gia đình Mai Công Hậu phải bồi thường cho bà toàn bộ chi phí điều trị thương tích và tiền sửa chữa xe máy là 85.755.000đ.

     

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Toà án nhân dân huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định: Áp dụng Điều 298; Điều 604; Điều 606; Điều 609 BLDS. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Nam. Buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nguyễn Thị Nam là 42.877.000đ, chia theo phần ông Mai Văn Thụ phải bồi thường là 21.438.400đ; bà Nguyễn Thị Thêm phải bồi thường số tiền còn lại là 18.438.500đ.

    Án sơ thẩm cũng tuyên án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

    Ngày 22/6/2012, bà Nguyễn Thị Thêm có đơn kháng cáo bản án nói trên với nội dung: Cháu Hậu khi gây tai nạn chưa đủ 15 tuổi, nhưng Toà án không chỉ định luật sư bào chữa cho Hậu là vi phạm pháp luật; Bà Nam chỉ bị thương tích 16% chứ không phải 30% như Toà án xác định; Một số khoản Toà án buộc bà bồi thường cho bà Nam là quá cao (thu nhập bị mất, tiền công người nuôi dưỡng, tiên sửa xe máy…); Theo Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn số 02/QĐTTLH ngày 03/02/2005 của Toà án thì ông Mai Văn Thụ là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Mai Công Hậu, vì vậy Toà án buộc bà phải bồi thường 1/2 thiệt hại cho bà Nam là không đúng, vì về pháp lý bà không còn trách nhiệm gì đối với cháu Hậu. Bà đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm.

    Ngày 09 tháng 7 năm 2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm số 514/QĐ/KNPT – P5, theo hướng huỷ bản án dân sự sơ thẩm trên, vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

    Ngày 12/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm: Chấp nhận Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Chấp nhận đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thêm. Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Toà án nhân dân huyện Cư M’gar, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại, vì thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự.

    Vấn đề cần rút kinh nghiệm trong vụ án này là:

    * Về tố tụng:

    - Cháu Mai Công Hậu là người trực tiếp gây thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nam khi đã đủ 15 tuổi, nhưng cấp sơ thẩm không đưa cháu Mai Công Hậu vào tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn và xem xét tình trạng tài sản cá nhân cũng như khả năng bồi thường của cháu Mai công Hậu, mà lại xác định người giám hộ đương nhiên bà Nguyễn Thị Thêm là bị đơn, vi phạm khoản 3 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự.

    - Chiếc xe mô tô biển kiểm soát 47FB – 0098 do Hậu điều khiển gây tai nạn cho bà Nam ngày 26/12/2010 thuộc sở hữu của ai? Ai đã giao xe cho Hậu điều khiển trước khi gây tai nạn? chưa được cấp sơ thẩm xác minh làm rõ để xem xét trách nhiệm của họ, là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự.

    * Về nội dung:

    - Theo đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, bà Nam yêu cầu bồi thường tiền công, tiền ăn, nằm viện là 15 ngày, nhưng theo bệnh án thì bà Nam điều trị tại bệnh viện 10 ngày(từ ngày 26/12/2010 đến ngày 05/01/2011), nhưng cấp sơ thẩm lại buộc bà Thêm ông Thụ phải bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc 60 ngày là không có cơ sở, trái quy định tại điểm c khoản 1 Điều 609 BLDS và điểm 1.3 mục 2 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

    - Cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của bà Nam, buộc bà Thêm phải bồi thường tiền sửa chữa xe máy 4.000.000đ, nhưng bà Nam không có hoá đơn, biên nhận xuất trình, trong khi bà Thêm cũng không đồng ý, là không có cơ sở (vì tại phiên toà bà Nam khai xe không sửa, bà đi hỏi thợ thì họ nói nếu sửa thì hết khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 đồng)

    - Tổng số tiền phải bồi thường theo từng mục tại phần nhận định của bản án là 48.877.000đ, nhưng án sơ thẩm tính tổng số tiền và buộc bà Thêm, ông Thụ phải bồi thường cho bà Nam 42.877.000đ là không chính xác, vi phạm khoản 5 điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự.

     

     

     
    Báo quản trị |