Tranh chấp về đất không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #67272 06/11/2010

    tramnguyen64

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp về đất không có di chúc

    Xin luật sư giải đáp thắc mắc dùm tôi:

    - Ông bà nội tôi sống tại Hà Đông có 3 người con là bác gái tôi, bố tôi và chú tôi, ông nội tôi mất 1975, bà nội tôi mất 1983, bố tôi mất 1995, hiện nay còn bác và chú tôi.

    - Đất mà ông bà nội tôi để lại là 700m2, chú tôi đã chia cho bác tôi khoảng hơn 200 m2, còn bố tôi thì không có chia. Anh em chúng tôi tất cả là 6 người con của bố mẹ tôi có hỏi xin thừa kế phần của bố tôi, nhưng chú tôi trả lời: bố tôi đã đi vào Nam từ năm 15 tuổi (năm 1947) nên phần đó chúng tôi không được hưởng, trong thời gian bố tôi sống trong Nam đều có gởi tiền về để chăm dưỡng ông bà và cho tới lúc bố chúng tôi mất cho đến nay chúng tôi mới biết về tài sản của ông bà để lại vào ngày 16-09-2010 với diện tích đất như đã nêu.

    Năm 1995 trước khi mất , bố tôi có về thăm họ hàng nhưng về không nói gì về đất đai ngoài đó cho chúng tôi biết. Chú tôi nói ông bà nội mất không để lại di chúc và ngay cả bố tôi mất cũng không để lại di chúc.

    Chúng tôi đã viết thư xin yêu cầu cho chúng tôi xin lại vì biết chú tôi định chuyển nhượng lại cho 2 người con nuôi, không có con ruột. Đối với ông bà nội thì chúng tôi là hàng thừa kế thứ hai Điều 676 nói về người thừa kế theo pháp luật và là cháu đích tôn.

    Hiện nay chú tôi đã thách thức anh em chúng tôi cứ đi kiện , mặc dù chúng tôi đã gởi thư thương lượng về mặt tình cảm nhưng chú tôi nhất quyết không cho và còn bảo là bố tôi đã đi theo địch từ năm 15 tuổi thì xem như là vứt đi và chúng tôi không có quyền gì mà đòi.

    Thưa Luật Sư ! về khởi hiệu thừa kế đã hết hiệu lực
    Vậy xin luật sư cho biết anh em chúng tôi có thể khởi kiện đòi phân chia tài sản của ông bà nội tôi để lại được không ạ ? Tài sản đó có sự đóng góp của ba tôi trong lúc 2 miền nam bắc chia cắt
    . Vấn đề không có di chúc của ông bà tôi thì chúng tôi có được quyền hưởng tài sản chung đó không?

    Xin chân thành cảm ơn luật sư!
     

     
    7540 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67802   10/11/2010

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vấn đề bạn nêu cho thấy vụ việc khá phức tạp đối với bạn nếu bạn đi khởi kiện người chú của mình.

    Nếu phần đất đó đã được cấp GCN QSDĐ thì kể như việc kiện đòi quyền lợi của bạn lại càng khó khăn hơn, vì khi xét xử tòa án sẽ căn cứ vào GCN để xem xét.

    Trường hợp đất đó chưa được cấp GCN thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cấp GCN nếu có đơn tranh chấp.

    Tôi có thể nêu ra một vài cơ sở cho thấy những khó khăn mà bạn phải vượt qua nếu muốn tranh chấp:

    1. Về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu tòan dân do nhà nước thống nhất quản lý và là người đại diện chủ sở hữu. Cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sử dụng. Nếu người sử dụng bỏ hoang hoặc sử dụng không đúng mục đích có thể bị nhà nước thu hồi đất. Như vậy, khi xem xét giải quyết tranh chấp nhà nước coi trọng quyền lợi của người sử dụng đất

    2. Điều 645 BLDS quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm. Trong khi bà nội bạn chết năm 1983!

    3. Tại điểm a, mục 2.4 Nghị quyết 02/2004 của HĐTP TANDTC, sẽ không áp dụng về thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng khi đó bạn phải có văn bản thỏa thuận thừa nhận đây là tài sản do người chết để lại chưa chia thì tòa án mới thụ lý để giải quyết.

    "
    2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

    Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."

    Trên đây là một số ý kiến để bạn tham khảo trước khi quyết định khởi kiện hay không. Mong rằng thông tin này giúp ích cho bạn

    Chúc bạn thành công.

    LS Lê Văn Hoan

    Cập nhật bởi admin ngày 11/11/2010 09:14:17 AM thêm link vb

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #68849   16/11/2010

    tramnguyen64
    tramnguyen64

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào LS Hoan!

    Cám ơn luật sư đã trả lời vấn đề của gia đình tôi như vậy,
    Chú  tôi năm nay đã gần 80 tuổi rồi còn gì. Vì theo truyền thống Á Đông của ngườì VN ta thì nền tảng đạo đức và truyền thống gia đình bao giờ cũng được xem trọng hơn tất cả những thứ khác.

    Luật pháp và thực tế xét xử của VN cũng được xây dựng trên hệ tư tưởng đó mà thôi, tức là khi vận dụng pháp luật và xét xử cũng phải thấu tình, đạt lý: Cái lý phải dựa trên cái tình và cái tình làm cơ sở để soi xét, phán quyết cho hợp lý.Tuy là vậy nhưng đôi khi cũng rất khó trong việc vận dụng và áp dụng, chính vì thế mà dân gian ta có câu rằng "vô phúc đáo tụng đình" .

          
    Qua những ý kiến của luật sư để chúng tôi tham khảo và đã hiểu rõ . Chân thành cảm ơn luật sư .
     
    Báo quản trị |  
  • #69436   19/11/2010

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Cần trao đổi thêm, bạn cứ đặt câu hỏi.
    Chào bạn.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com