chúng tôi xin hỏi khi đã có
" biên bản hòa giải thành" nhưng nội dung ko đúng vơi nguyện vọng của gia đình tôi.
Về vấn đề thời gian tất toán khoản vay sau hai tháng, vì chưa kịp bán được nhà ,
trong lúc soạn thảo biên bản có đọc lại cho chúng tôi nghe đẻ ký tên.
tôi không thống nhất dùng từ thi hành án xong được bên khởi kiện đồng ý.
Nhưng khi nhận được biên bản có đoạn nầy như sau:
trich ngang:
-4, Kể từ ngày 27/01/2001 cho đến khi thi hành xong các khoản tiền.hàng tháng bên phải thi
hành còn phải chịu số tiền lãi trên số nợ gốc theo mức lãi suất nợ quá hạn của hợp đồng
tính dụng số THK.DN.........ngày 09/4/2009 mà hai bên đẫ ký kết tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành ấn
Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành nếu đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên đây, thì phải làm thành văn bản gửi cho Tòa án. Hết thời hạn nầy
nếu không có cá nhân nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo.kháng nghị thủ tục phúc thẩm.
Câu hỏi chúng tôi: Tôi không đồng ý nay kháng cáo mở phiêm xử phúc thẩm, nhưng gặp ngày nghỉ tết có tính trong thời hạn 7 ngày đó không?
Hiện tại nợ Ngân hàng 50 triệu gốc với mức lải suất quá hạn, nhưng do thiên tai bảo năm 2009 làm hư hỏng hàng hóa.Nên chúng tôi xin trả 6 tháng dứt điểm có được không ?, xin hướng dẩn cách làm đơn xin gia hạn phát mãi tài sản thế chấp. khi có quyết định hòa giải thành?
Hiện nay ngày 26/1/2011 hàng tháng chúng tôi trả lải theo lãi suất quá hạn Ngân hàng không chịu,
Kiện ra tòa kinh tế phát mãi tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp giá trị 500 triệu,.vốn vay chỉ có 50 triệu nếu phát mải Tòa án có trả lại tiền thừa cho chúng tôi? chúng tôi có thể thu lại tiền thừa ngay sau khi phát mãi không?
Nếu chưa bán được nhà tôi trả 20 triệu số còn lại 30 triệu có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa được không khi quyết định hòa giải thành? đã có hiệu lực pháp luật?
Xin gởi nơi đây lòng thành kính và biết ơn của gia đình chúng tôi.
xin luật sư tư vấn sớm cho chúng tôi, vì cận ngày không thể chậm trể để gởi đơn lhangs cáo mở phiên phúc thẩm.
Dich vụ đáo hạn ngân hàng ngoài dân gian, hiện nay có nhiều nơi ,
nhiều địa phương công khai quảng cáo giao dịch trên mặt báo với chức năng kinh doanh dịch vụ đáo hạn ngân hàng,
(có nghĩa là tất toán cho ngân hàng cũ rồi chuyển hồ sơ vay ngân hàng khác) với chi phí 5% trên tổng số tiền được vay.
Nhờ luật sư thân mến cho chúng tôi biết loại hình nầy được xã hội dân gian chấp nhận. Sao các ngân hàng không kiêm luôn dịch vụ nầy nhỉ?
Khi các ngân hàng không muốn hoặc không thích làm dịch vụ nầy vì lý do riêng của họ , vậy phải để cho khách hàng của mình xoay xở, nhờ dịch vụ nầy tất toán cho ngân hàng để rút số tài sản thế chấp chứ sao lại có cách làm cứng ngắt là phải đưa ra Tòa kinh tế phát mãi tài sản trong khi tài sản thế chấp quá dư thừa trả nợ?,
Tiền cho vay ngân hàng đâu có sợ mất đồng nào?
Và họ kiện ra Tòa thông báo trên mạng với liên ngân hàng để gây khó, không có ngân hàng nào tiếp tục cho vay nhằm mục đích phát mải tài sản thế chấp để thu hồi nợ chỉ có 10% trên tài sản thế chấp là có đúng luật ?
Trong khi có tài sản thế chấp nếu chuyển vào ngân hàng khác có thể vay lên đến 70% tổng giá trị của tài sản đang thế chấp hiện hành?
Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của các luật sư cùng các bạn xa gần xin cho chúng toi gởi nơi đây lòng thành kính và biết ơn của gia đình chúng tôi.