Tranh chấp vay nợ cá nhân

Chủ đề   RSS   
  • #64588 20/10/2010

    maianh1102

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp vay nợ cá nhân

    Mình có vay của 1 người số tiền là hơn 100 triệu đồng. Nhưng bây giờ người ta đòi tiền mà mình chưa có.

    Người ta đòi đưa ra pháp luật. Hơn nữa hom trước mình có mạo danh người khác vay họ số tiền là 5.500.000 nhưng người ta tính lãi suất cho mình là 10.000/1 ngày mình đã trả rồi. Xin cho mình hỏi là họ định kiện mình ra toà về tội lừa đảo.

    Vậy ra toà mình có bị làm sao không? Có vi phạm pháp luật không  
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 20/10/2010 08:00:10 AM
     
    7440 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64613   20/10/2010

    minh25252001
    minh25252001
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2217
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề của bạn mình xin được góp ý như sau:

    Minh xin được chia ra vụ việc nhỏ thế này: 1) số tiền bạn vay hơn 100 triệu 2) số tiền bạn vay 5,5 triệu với lãi suất 10000/1 ngày.

    1)Trong vụ việc bạn vay hơn 100 triệu theo bạn trình bày thì rõ ràng đây không phải là hành vi lừa đảo, nếu bạn có bị kiện ra tòa thì đây cũng chỉ là vụ kiện dân sự nhằm mục đích đòi tiền thôi.

    Xin lưu ý với bạn là nếu bạn là người có hành vi lừa đảo mà bên kia có đầy đủ chứng cứ thì thủ tục họ làm không phải là kiện ra tòa mà là tố cáo với cơ quan công an. Bạn vui lòng đọc quy định sau:

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Như vậy bạn không có dấu hiệu trên thì không phải là phạm tội lừa đảo.

    2) Trong vụ việc thứ 2 bạn có dấu hiệu lừa đảo nhưng bạn đã trả tiền cho người ta rồi và việc cho vay của họ có dấu hiệu cho vay nặng lãi nên theo tôi bạn cũng không phải lo lắng gì cả.

    Chúc bạn thành công!

    Luật sư Đoàn Minh Quân

    0903455478

     
    Báo quản trị |  
  • #64655   20/10/2010

    chitrungpham
    chitrungpham
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 3219
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 40 lần


    maianh1102 thân mến!

    Theo những gì mà bạn minh25252001 đã trả lời là chính xác!

    Mình xin nói thêm khi bạn bị kiện ra tòa thì đơn thuần là một vụ kiên dân sự, tòa can thiệp vào là nhằm ràn buộc nghĩa vụ trả nợ của bạn và đảm bảo quyền lợi bên cho vay!

    Còn vấn đề bạn mạo danh người khác mượn 5.500.000 nhưng bạn đã trả rồi thì không có vấn đề gì xảy ra tại khoản tiền này. Nếu họ khởi kiện thì họ sẽ bị liên quan đến tội cho vay nặng lãi vì lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước.

    Theo quy định tại #0070c0;">Điều 476 của Bộ luật dân sự#0070c0;"> quy định “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.

    Hiện tại lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là 8%/năm.

    Họ cho bạn vay 10.000đ/1 ngày tức là trung bình 1 tháng bạn phải trả 300.000đ, nếu tính 150% của lãi xuất cơ do ngân hàng nhà nước công bố thì bạn chỉ trả 55.000đ/1 tháng thôi.

    150% x 8% = 12%/năm => 1%/ 1 tháng x 5.500.000đ = 55.000đ/ tháng

    300.000 : 55.000 lớn hơn 5 lần. Bạn lấy 5 x 150% = 750% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố.

    Câu kết luận cuối cùng là bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ là chịu trách nhiệm dân sư thôi.

    Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #64685   20/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">minh25252001 & #ff8c00;">BachHoLS

    Cả hai bạn đều nhận định trong hành vi thứ hai mà #0072bc;">maianh1102 nêu ra, người cho vay có dấu hiệu của tội cho vay lãi nặng là chưa chính xác rồi.  

    Về tội cho vay lãi nặng, Điều 163 BLHS quy định:
    "Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột...".

    Lãi suất cơ bản hiện nay là 8%/năm. Vậy theo Điều 476 BLDS thì mức lãi suất cao nhất mà luật quy định hiện tại là 12%/năm.
    Nếu người nào cho vay với mức lãi 120%/năm trở lên thì thì sẽ phạm tội này (kèm theo tính chất chuyên bóc lột).

    Số tiền vay 5.500.000 đồng, lãi 10.000 đồng/ngày.

    Vậy lãi suất một năm của 1.000.000 đồng sẽ là: 1.820 đồng/ngày X 30 ngày = 54.600 đồng/tháng X 12 tháng = 655.200 đồng/năm = 65,52%/năm.

    Với mức lãi suất này thì kể cả chứng minh được người cho vay có tính chất chuyên bóc lột thì họ cũng không hề phạm tội.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #65048   23/10/2010

    chitrungpham
    chitrungpham
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 3219
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 40 lần


    Cảm ơn Bác BachThanhDC nhiều!

    Thật tình thì mình phân tích thế thôi chứ không đủ thông tin nên mình kết luận có phần vội vã!

    Mong bác thông cảm!

    bạn maianh1102 vừa mới cho mình được biết bạn ấy mượn với mức lãi suất là 10.000đ/ 1 ngày/ 1 triệu.

    Như vậy đã thỏa mãn qui định tại Điều 163 BLHS như Bác đã nêu ở trên!

    Chúc Bác sức khỏe!

    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #65082   23/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ BachHoLS
    Có gì đâu bạn, chỉ là việc thảo luận một tình huống thắc mắc trên diễn đàn thôi mà. Nếu lãi suất là 10.000đ/ngày/1tr thì thỏa mãn quy định tại Điều 163 BLHS rồi.

    Nhưng theo tôi, bạn nên khóa chủ đề này lại. Đây là một tình huống bài tập cúa sinh viên chứ không phải là tình huống có thật. Tôi nhận được không dưới 5 tin nhắn qua hộp thư của các thành viên đều về tình huống này. Nếu nó nằm ở trong chuyên mục "phòng sinh viên" thì chả sao.

    Thân!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |