Dạo này có nhiều người hỏi về vụ ong với chả mật này quá. Nhân tiện xin kể em mới vừa bán giúp mẹ 10 lít mật ong rừng chính hiệu giá 500k/lít. Tình hình là đã bán hết mật, rao chơi khoe cho mọi người biết vậy thôi. :)
Tình huống của bạn hỏi trên đây thực tế là một đề thi của mục "Đố vui pháp luật" kỳ 1 năm 2004 đăng trên báo pháp luật TP.HCM. Đề bài đã gây ra nhiều quan điểm tranh luận trái chiều bảo vệ lợi ích cho cả ba bên: người lấy mật, người có cành cây trên đất nhà mình, người có cái cây... bởi các chuyên gia am hiểu về luật pháp.
Có nhiều đáp án khác nhau cho vụ này và cũng khá dài nên tôi không thể gõ hết, nếu bạn quan tâm xin tìm đọc cuốn sách: Tài ba của Luật sư của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, trang 182, vụ tranh chấp tổ ong. Tôi xin gõ lại quan điểm của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra trong vụ này mà tôi thấy đồng tình:
Sự kiện mấu chốt ở đây là cái cây, nhánh của nó mọc sang nhà hàng xóm nơi ấy có tổ ong. Thay vì cứ nhắm vào cái tổ ong rồi tranh cãi về hoa lợi, chim trời, cá nước... chúng ta cần chuyển hướng từ tổ ong sang cái cây. Cành cây là 1 phần của cái cây, tổ ong nằm trên cành cây tức là ở trên cây. Câu hỏi pháp lý đặt ra ở đây là: Cành cây mọc ra từ cây thuộc đất của 1 người, cành đó mọc chĩa sang đất nhà người khác thì nó là của ai?
Tìm trong LDS Điều 177 có nói đến vật chia được và vật không chia được. Cành cây là vật không chia được và là 1 phần của cái cây nên dù nó có chĩa sang bên nhà ông hàng xóm thì cái cây và cành cây vẫn thuộc về người chủ đất nơi có cây mọc. Nếu cành mục gẫy rơi vào đầu của ai đó bên hàng xóm thì người chủ cây phải chịu trách nhiệm. Điều 265 LDS còn quy định thêm: Nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Như vậy, dù cái cây có cành chĩa sang đất nhà hàng xóm thì nó và cả cái cành chĩa vẫn thuộc sở hữu của người chủ đất nơi có cây. Tổ ong nằm trên cây đó cũng thuộc sở hữu của người này.
Từ 1 góc nhìn khác, ông hàng xóm hay ông đi lấy mật có quyền sở hữu đối với tổ ong không thì có quy định tại Điều 183 LDS: người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là sở hữu chủ... là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Như thế thì 2 người này cũng có thể có quyền sở hữu đối với tổ ong.
=> Luật mình củ chuối thế đấy (phần này là em thêm vào không phải ý tác giả). Xử sao cũng được đúng mịa nó rồi còn gì nữa. Quan trọng là thiên vị ông nào thì vận dụng điều khoản nào của luật để xử mà thôi.
Tiếp câu chuyện của LS Nguyễn Ngọc Bích: "LDS của Pháp - mà chế độ Sài Gòn cũ lấy lại quy định đại ý rằng: Nếu cành cây trổ sang phần đất bên cạnh, chủ sở hữu phần đất này có thể cắt bớt. Hoa quả tự nhiên rụng xuống cũng thuộc sở hữu chủ phần đất ấy. Chủ sở hữu phần đất ấy có quyền cắt bỏ rễ cây đâm sang phần đất của mình. Họ còn thêm 1 điều nữa đại ý rằng, đối với động sản, ai nắm nó thì người ấy làm chủ. Luật người ta quy định rõ thế nên không có loại tranh chấp kiểu như ta. Đấy là trình độ tiên tiến của Luật pháp".
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...