Gia đình ông Nguyễn Quốc Hoành, bà Lưu Thị Vân hiện đang ở tại nhà số 204K phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, thuộc thửa đất số 21 tờ bản đồ sơ 24 lập năm 1991. Nguồn gốc của thửa đất này là của bà Nguyễn Thị Nguyện bán cho ông Hoành, bà Vân từ năm 1972, khi đó trên đất có một căn nhà nhỏ có diện tích khoảng 3m2, hai bên có lập hợp đồng nhưng không cố chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chưa sang tên trước bạ. Thửa đất này có một phần đất giáp gianh với nhà đất của cụ Trần Văn Sỹ (là bố đẻ của ông Trần Văn Thái - bị đơn trong vụ án). Năm 1978 vợ chồng ông Hoành xây dựng nhà và xây tường sát móng cũ của nhà cụ Sỹ.
Theo nguyên đơn là vợ chồng ông Hoành thì năm 1989 cụ Sỹ phá nhà cũ xây nhà mới và do xây tường nhà 10cm nên có nhờ vợ chồng ông bà áp thêm 10cm vào tường nhà của ông, bà cho vững chắc. Tháng 7 năm 1993 gia đình ông được Sở Nhà đất Hà Nội thông báo xác nhận việc đăng ký kê khai nhà đất tại số 204K phố Đội Cấn với diện tích đang sử dụng là 127,35m2 trên có ngôi nhà 1 tầng có diện tích là 40m2 nhưng từ năm 1992 ông đã kê khai diện tích đất đang sử dụng là 129m2. Năm 2006 ông làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 204K thì ông Trần Văn Thái ở tại nhà số 206 phố Đội Cấn (liền kề nhà ông) không đồng ý vì cho rằng diện tích đất 3,375m2 là khe hở giữa hai nhà là tài sản thừa kế của cụ Sỹ để lại thuộc quyền sử dụng của ông Thái.
Theo bị đơn là vợ chồng ông Trần Văn Thái, bà Nguyễn Thị Đoan Nghiêm thì khi vợ chồng ông Hoành xây nhà đã cố tình xây cột trụ sát vào tường nhà của gia đình ông mặc dù bố ông không đồng ý. Sau đó, ông Hoành tiếp tục xây hàng rào bằng gạch xỉ lên phần đất phía sau giáp gianh của hai nhà nhưng lại lấn sang đất của gia đình ông. Khoảng năm 1985 bố ông cho ông khoảng 58m2 đất giáp gianh với đất của vợ chồng ông Hoành. Năm 1989 ông xây dựng nhà mới, do hàng rào nhà ông Hoành vẹo sang đất nhà ông và ông muốn xây nhà vuông vắn nên đã xây nhà cách hàng rào nhà ông Hoành 40cm (phía sau là 20cm) và tạo ra khe hở giữa hai nhà, ông Hoành luôn tìm cách chiếm phần đất là khe hở giữa hai nhà, nhà ông mang số 206 phố Đội Cấn.
Quá trình giải quyết tranh chấp giữa hai bên tại UBND phường Đội Cấn, Công ty TNHH một thành viên Địa chính Hà Nội đã đo vẽ hiện trạng sử dụng đất của ông Hoành là 129,6m2.
Vợ chồng ông Hoành khởi kiện yêu cầu xác định diện tích 3,375m2 trong diện tích 129,6m2 thửa số 21 tờ bản đồ số 24 năm 1991 thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông.
Vợ chồng ông Thái không đồng ý với yêu cầu của vợ chồng ông Hoành và cho rằng phần đất tranh chấp nêu trên là di sản thừa kế của cụ Sỹ và thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông.
* Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/2011/DSST ngày 19-01-2011, TAND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội với nhận định (tóm tắt) như sau: quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án không đương sự nào đưa ra được chứng cứ để chứng minh địa giới đất ở của mình là từ mộc giới đến đâu? Nguyên đơn không có chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; và quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Hoành về việc xác định địa giới sử dụng 3,375m2 đất trong diện tích 129m2 đất tại nhà số 204K Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Giữ nguyên mốc giới hiện tại giữa hai bên gia đình.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo.
Liệu có thể đưa thêm dẫn chứng nào để tòa quyết định phúc thẩm án nữa không? và ai sẽ có lí hơn trong vụ giao dịch này.Cám ơn các bạn rất nhiều!
Cập nhật bởi phuonglienlaw ngày 19/11/2012 10:40:15 CH
Cập nhật bởi phuonglienlaw ngày 19/11/2012 10:37:15 CH
đời biến động nhưng tâm bất đông