Tranh chấp nhà đất giữa người trong nước và việt kiều.

Chủ đề   RSS   
  • #968 18/06/2009

    tuyen_cr

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp nhà đất giữa người trong nước và việt kiều.

    Tôi ko biết rõ về luật pháp nhiều, xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về sự việc như sau:

    Trước năm 1985 ông bà ngoại tôi mua đất và ở sau đó đã vượt biên ra nước ngoài. Từ năm 1985 ba mẹ tôi ở và được chính quyền địa phương cấp giấy quyền sở hữu nhà đất, và đóng thuế đầy đủ cho đến nay.

    Năm 2003 mẹ tôi mất do tai nạn giao thông. Năm 2008 ông bà tôi về và đòi lại nhà, nói rằng toàn bộ số tiền xây nhà là của ông bà.

    Ông bà có đưa ra chứng cứ là khi xây cất nhà có cậu và mẹ tôi xin chính quyền địa phương(chỉ xác nhận cho mẹ tôi) và một quyển sổ ghi chép toàn bộ chi phí xây nhà lúc bấy giờ.

    Xin luật sư giải đáp giup tôi tài sản đó bây giờ ông bà tôi có còn là chủ sở hữu không?

    Căn nhà tôi cùng với ba tôi và 2 em tôi đang ở hiện nay đang bị ông bà ngoại tôi (hiện đang định cư tại Nhật Bản) thưa kiện và đòi lại.Tôi xin kể rõ đầu đuôi sự việc như sau:

    Trước đây vào năm 1969 ông bà ngoại tôi có mua một mảnh đất, đến năm 1972 thì ông bà có dựng lên 1 căn nhà nhỏ bằng tole ở cùng các con và đã làm các thủ tục pháp lý để sở hữu căn nhà.

    Năm 1981 ông ngoại tôi vượt biên qua Nhật, còn bà ngoại tôi và các con của bà phải ra vùng kinh tế để ở. Lúc bấy giờ ba và mẹ tôi đã cưới nhau và sinh tôi nhưng lại ko có nhà ở riêng. Vì thấy căn nhà của ông bà ko ai ở mà lại sợ nhà nước tịch thu nên ba mẹ tôi đã chuyển về căn nhà này sống.

    Năm 1985 do chính sách cải cách ruộng đất của nhà nước nên chính quyền địa phương đã cấp cho mẹ tôi giấp chứng nhận quyền sở hữu đất cho mẹ của tôi. Năm 1990 bà ngoại tôi cùng với 3 người con của bà cũng đi qua Nhật, còn lại tại Việt Nam là những người đã có gia đình trong đó có cậu tôi và cả mẹ tôi.

    Năm 1992 vì căn nhà cũ đã quá cũ nên mẹ tôi và cậu(là người vẽ sơ đồ căn nhà) đã xin chính quyền địa phương xây cất mới căn nhà khác, nhưng chính quyền địa phương chỉ xác nhận chỉ có mẹ tôi là người thường trú tại mảnh đất này.

    Trong quá trình làm nhà thì ông bà tôi có gởi về 14.000 USD để xây nhà, số tiền còn lại do ba mẹ tôi bỏ vào để xây dựng. Toàn bộ chi phí xây dựng mẹ tôi có ghi chép lại trong 1 quyển sổ nhỏ(sau này giao cho ông bà).

    Năm 1997 ông bà tôi về nước và có lập một biên bản họp gia đình, nội dung nói rằng mẹ tôi chỉ là người ở và trong nom căn nhà, nếu sau này cậu tôi có vợ thì sẽ chuyển cho cậu và ông bà sẽ cho mẹ tôi 6 cây vàng để đến nơi khác ở. Trong biên bản này có mẹ tôi ký chứ không có ba tôi ký.

    Năm 2003 mẹ tôi đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, lúc bấy giờ ông bà tôi có về và lập một biên bản họp gia đình khác nội dung là cho 3 anh em tôi căn nhà này, nếu như ba tôi có vợ khác thì không được ở trong căn nhà này. Biên bản này có ông bà tôi, tôi cùng với các người con của ông bà cùng ký.

    Đến năm 2006 ông bà tôi lại về và lập một biên bản họp gia đình khác, nội dung là giao căn nhà tôi đang ở lại cho dì của tôi, biên bản này cả gia đình tôi không ai ký.

    Năm 2008 ông bà tôi lại về và đòi lại căn nhà, sau đó có thưa kiện ra toà án tỉnh Khánh Hoà. Từ năm 1985 đến nay ba mẹ tôi vẫn đóng thuế nhà đất đầy đủ hàng năm.

    Vào ngày 1/6/2009 vừa qua toà đã tuyên án sơ thẩm, tuyên án ba tôi cùng với 3 anh em tôi phải trả lại nhà và đất cho ông bà và không được bồi thường bất cứ gì. Tôi không hiểu biết nhiều về pháp luật, ba tôi hiện nay lại bị cao huyết áp thường xuyên.

    Nếu như bây giờ phải trả lại nhà thì gia đình tôi thật không biết phải sống ở đâu.

    Rất mong các luật sư hãy tư vấn giúp tôi là phán xét của toà án là đúng hay sai và tôi phải làm thế nào để giữ lại căn nhà mà gia đình tôi đã ở từ năm 1982 đến giờ. Tôi thật sự rất đau lòng và rất buồn phiền, xin các luật sư hãy giúp tôi.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

     

     

     
    8198 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #969   18/06/2009

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần



    Chào bạn!

    Do không được nghiên cứu hồ sơ nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn về nguyên tắc như sau:

    1. Nếu Ông bà của bạn có những căn cứ về giấy tờ nhà đất chứng minh nguồn gốc quyền sở hữu nhà đất đó là của ông
    bà ngoại bạn do ra nước ngoài định cư nên không thể trông nom nhà đất của mình được thì về nguyên tắc ông bà ngoại của bạn hoàn toàn có căn cứ đòi lại nhà đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình.


    2. Trường hợp
     có căn cứ ông bà bạn đã cho tặng hợp pháp nhà đất đó cho ba anh em bạn thì ông bà bạn không có quyền đòi lại.

    Tuy nhiên, việc tặng cho phải thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó như
    Bộ luật dân sự năm 1995, Luật đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn.

    Theo đó, giao dịch tặng cho b
    ất động sản phải được công chứng  và đăng ký tại cơ quan Nhà nước  có thẩm quyền.


    3. Như bạn trình bày thì việc xây dựng nhà trước đây có đóng góp tiền của, công sức của bố mẹ bạn.

    Vì vậy, gia đình bạn có thể đề nghị toà án c
    ấp phúc thẩm xác định phần đóng góp công sức của gia đình bạn.


    Trân trọng

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #1069   23/06/2009

    quynhtruong
    quynhtruong

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp nhà đất giữa người trong nước và việt kiều.

    Cho tôi hỏi tranh chấp nhà đất giữa người Việt Nam và Việt Kiều mà giao dịch dân sự xảy ra vào năm 1994 thì giải quyết theo văn bản pháp luật nào

     
    Báo quản trị |  
  • #1070   23/06/2009

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần



    Chào bạn!

    Tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản xảy ra vào năm 1994 thì áp dụng pháp luật về đất đai tại thời điểm đó, cụ thể:

    Luật đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Còn về tố tụng thì áp dụng văn bản pháp luật về tố tụng dân sự tại thời điểm giải quyết tranh chấp (Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, có hiệu lực vào ngày 1/1/2005).

    Trân trọng!

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS-Th.S luật học Phạm Thành Tài - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

ĐC: 18, Lô3, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN - Web: http://luatphamdanh.net

ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477 - Email: pttailawyer@yahoo.com/lsphamtai@luatphamdanh.net