Không chính xác đâu bạn.
"Theo mình thì ngoài ra họ có thể tự thương thỏa với nhau để giải quyết tranh chấp mà không cần phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền nào".
Cái bạn đang nói chỉ là phương thức giải quyết thôi mà các bên lựa chọn thôi.
Còn nếu không thương thảo được thì buộc các bên phải nhờ đến sự can thiệp của Trọng tài hoặc Tòa án tùy theo loại vụ việc mà họ tranh chấp. Đó mới là thẩm quyền giải quyết.
"Ngoài ra còn những trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh có yếu tố nước ngoài, khi đó sẽ giải quyết theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết".
Cái này cũng không đúng luôn.
Không phải tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài nào cũng áp dụng Điều ước quốc tế. Và việc áp dụng Điều ước quốc tế cũng chỉ là quy định về việc áp dụng luật khi giải quyết tranh chấp, chứ không phải là quy định về thẩm quyền.
Dù luật áp dụng là pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế hay tập quán thương mại quốc tế thì tranh chấp thương mại cũng được giải quyết theo một trong các hình thức:
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!