Tranh chấp lối đi chung

Chủ đề   RSS   
  • #560654 19/10/2020

    MeoSG

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tranh chấp lối đi chung

    Năm 2014 tôi có mua căn nhà trên giấy tờ sử dụng đất thì phần diện tích lối đi chung này nằm trên giấy tờ nhà tôi ( hiện diện tích xây dựng là x + y (lối đi ) = diện tích mua bán ) và trên sổ có thể hiện phần diện tích này.

    Tuy nhiên trên sổ của nhà bên trong thì lại ghi phần lối đi này là Sân Chung. ( sổ cấp năm 2009). Vì họ cho là sân chung nên họ đang lấn chiếm cản trở việc đi lại.

    Vậy làm thế nào đề xác định sổ nào đúng sổ nào sai ? Có phải kiện ra tòa án quận nơi có BĐS để xử lý không ? Mong được các bạn có kiến thức pháp luật tư vấn giúp. Xin cảm ơn rất nhiều !

     
    2269 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MeoSG vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575525   19/09/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Chào bạn, 

    Với những thông tin mà bạn cung cấp và giấy tờ bạn có về lối đi này thì chưa thể kết luận được lối đi này là của riêng gia đình bạn hay không vì gia đình nhà hàng xóm cũng có sổ đỏ thể hiện lối đi này là lối đi chung của hai gia đình.

    Để xác định được lối đi này là lối đi chung hay thuộc quyền sử dụng của riêng gia đình nào cần phải xem xét về nguồn gốc của lối đi này và các giấy tờ, hồ sơ địa chính được lưu trữ cũng như các văn bản thỏa thuận về lối đi chung của những người chủ trước khi chuyển nhượng lại cho gia đình bạn và gia đình hàng xóm.

    Nếu trong hồ sơ địa chính, giấy tờ đều thể hiện lối đi này đã hình thành từ trước đó và nằm trong phần diện tích đất của gia đình nhà bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng chưa có sự thỏa thuận nào về lối đi này thì đây là cơ sở cho việc gia đình bạn có quyền sử dụng đất đối với lối đi đó.

    Trường hợp thửa đất của nhà hàng xóm bị bao bọc bởi các mảnh đất khác, lối đi qua phần diện tích đất nhà bạn là lối đi duy nhất thì theo Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 bạn phải có nghĩa vụ dành lối đi đó cho nhà hàng xóm và gia đình nhà hàng xóm phải có nghĩa vụ đền bù. Cụ thể:

    "Điều 254. Quyền về lối đi qua

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

    Trong trường hợp tại hồ sơ địa chính thể hiện đây là lối đi chung của hai gia đình đã hình thành từ trước hoặc lối đi riêng thuộc phần đất của một bên nhưng đã có văn bản thỏa thuận đây là lối đi chung của những người chủ trước khi chuyển nhượng thì gia đình hàng xóm đương nhiên được sử dụng lối đi chung đó.

    Đối với hành vi lấn chiếm, cản trở việc sử dụng đất của nhà hàng xóm bên:

    Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì người có hành vi cản trở việc sử dụng đất của người khác sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau: 

    Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
     
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
     
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
     
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
    ...

    Căn cứ vào quy định trên, bạn có thể đưa ra lời khuyên cho nhà bên hiểu được quy định của pháp luật mà chế tài khi thực hiện hành vi, để kịp thời dừng hành vi lấn chiếm, cản trở trên lối đi chung đó.

    Nếu các bên tranh chấp không tự hoà giải, thương lượng được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải.

    Nếu việc hòa giải không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

     

    Cập nhật bởi Hong312 ngày 19/09/2021 09:44:50 CH
     
    Báo quản trị |