Tranh chấp lối đi chung

Chủ đề   RSS   
  • #454042 21/05/2017

    nguyentranluc

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp lối đi chung

    chào luật sư!

    hiện nay gia đình tôi đang sử dụng 1minh cái ngõ không có hộ gia đình nào đi chung từ xưa tới nay cả. nhưng nay lại có một gia đình đòi đi chung với gia đình tôi và đi chung lại chỉ đi lối công trình phụ còn công chính thì họ đi mất đường nên gia đình tôi không cho đi,tuy nhiên họ lại đang tranh chấp gây sự với gia đình tôi bắt gia đình tôi p[hải cho đi thì theo như vậy luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có sai không và gia đình tôi được quyền không cho họ đi là đúng hay sai mong luật sư cho ý kiến. tôi xin cảm ơn

     
    4180 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455237   30/05/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 về Quyền lối đi qua: “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Như vậy, pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề nếu họ không có lối đi nào khác. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thoải thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #455386   31/05/2017

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    Chào bạn!

    Tại Điều 254 BLDS 2015 quy định quyền về lối đi qua:

    “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Không biết vị trí lối đi giữa mảnh đất gia đình bạn với gia đình kia như thế nào. Nếu mảnh đất của gia đình kia bị vây bọc bởi mảnh đất của gia đình bạn dẫn đến không có lối đi ra đường giaocông cộng thì gia đình bạn phải dành một phần đất cho lối đi hợp lý cho gia đình họ và gia đình đó phải đền bù cho gia đình bạn. Ở đây gia đình kia yêu cầu được đi cổng chính nhà bạn, nếu không muốn cho đi cổng chính thì nhà bạn phải tạo cho họ một lối đi khác trên phần đất của mình sao cho hợp lý nhất.

    Trân trọng

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.