Tranh chấp lối đi

Chủ đề   RSS   
  • #65561 26/10/2010

    huongmuoikt2k2

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp lối đi

    Xin chào luật sư.

    Tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư tư vấn hộ.

    Gia đình tôi có mua 1 mảnh đất đằng sau nhà ông B,trong hợp đồng mua bán nhà không nói gì đến chiều rộng 2m ngõ để đi vào mảnh đất,nhà tôi cứ nghĩ là mua đất thì phải có lối ra,và nghĩ rằng cái ngõ thuộc quyền sở hữu của nhà mình,tuy nhiên sau khi xây nhà xong gia đình ông B lại bảo chỉ cho gia đình tôi đi nhờ,và thường xuyên gây khó dễ cho gia đình tôi,thường cho những xe trọng tải nặng đi qua ngõ làm lún nhà,

    vì một bên ngõ là bờ ao,vậy tôi muốn hỏi mua nhà thì người bán có phải giành cho người mua lối đi không, nếu có thì văn bản nào hướng dẫn, và gia đình tôi phải nhờ đến cơ quan nào để can thiệp,mong sớm nhận hồi âm của luật sư.


    Xin chân thành cảm ơn!
     
    7612 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65752   27/10/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Bộ luật dân sự hiện hành cũng đã có quy định rõ về điều này, thể hiện qua điều:

    Ðiều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

    1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền bù.

     Vậy trong trường hợp này cần phải xác định xem mảnh đất mà bạn mua có thuộc diện được xem là bất động sản bị vây bọc hay không. Nếu thuộc trường hợp như điều luật đã nêu thì ban có quyền được yêu cầu để dành lối đi riêng. Đầu tiên việc này do hai bên thỏa thuận, nếu không đạt được kết quả thì bạn phải làm yêu cầu gửi tòa án.

    cũng cần chú ý rằng việc bạn mua đất (có bản vẽ cụ thể) đã thể hiện phần ngõ 2m trên có thuộc trong sơ đồ của bạn hay chưa, nếu chưa có thì khi tòa án xử cho bạn một lối đi hợp lý thì bạn phải có nghĩa vụ đền bù cho người có liên quan.

     Thân chào !

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #65785   28/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào nkkhuy nhân tiện vấn đề này, cho mình hỏi một chút.

    Theo mình nhớ ko lầm ở một sự việc thực tế mà mình đã từng gặp, thì khi làm thủ tục chuyển quyền SD đất, thì cán bộ địa chính, hay người cấp sổ đỏ mới phải xem xét xem đất đó đã có đường đi hay chưa, nếu chưa có, thì trong HĐ mua bán đã phải ghi rõ là để phần đất nào làm đường đi, thì mới được phép sang tên chứ nhỉ. Nếu chưa có đường sá gì, sao làm thủ tục sang tên được.

    Thân !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65938   28/10/2010

    jove83
    jove83

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào!

    Cám ơn sự phản hồi của Anh

    Tôi có ý kiến như sau:

    Theo quyết định của Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM , lộ giới của hẻm ít nhất là phải 3m5
    Hiện tại con hẻm của Tôi chỉ có 1m6 , nhà kế bên xây tường sát kế bên , không thụt vào như luật qui định là tối thiểu hẻm phải là 3m5.

    Vậy nhà kế bên đã xây trái phép phải không?
     
    Báo quản trị |  
  • #67093   05/11/2010

    maratong
    maratong

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Không có quyết định nào của Sở quy hoạch - kiến trúc quy định như bạn nói đâu. Đất thành phố lấy đâu ra mà quy định hẻm rộng như vậy hả bạn.

    kimluong20071973@yahoo.com.vn

    DT:0987180577

     
    Báo quản trị |  
  • #67198   06/11/2010

    hieu_ta
    hieu_ta

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đây là thiếu sót của gia đình bạn. Đáng lẽ khi mua bạn phải xem xét vấn đề lối đi cẩn thận.

    Còn nếu đã có hợp đồng mua bán rồi thì phải tuân theo đó nhưng nếu bạn chứng minh được đó là lối đi chung tồn tại từ lâu thì gia đình kia không được cản trở.

    Còn trường hợp lối đi này vẫn nằm trong giấy chứng nhận của gia đình kia thì gia đình bạn phải có thỏa thuận với họ để mua lại hay như thế nào đó vì lối đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của họ.

    Trong Luật Dân sự có quy định về quyền đi qua bất động sản liền kề đối với chủ sử dụng bất động sản bị bao bọc nhưng bạn vẫn phải thương lượng với chủ sử dụng bất động sản liền kề (mà bạn định mở ngõ).

    Nếu họ không đồng ý mở ngõ thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án. Trường hợp của bạn nếu gia đình kia cho xe trọng tải lớn chạy ở ngõ làm ảnh hưởng đến nhà bạn thì bạn có thể khởi kiện buộc bồi thường nhưng nếu chỉ lún ngõ (mà ngõ lại thuộc họ) thì bạn không có quyền gì cả.
     
    Báo quản trị |