Tranh chấp lao động về quyền và lợi ích.

Chủ đề   RSS   
  • #96079 18/04/2011

    buibahien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp lao động về quyền và lợi ích.

    Kính chào thành viên Dân luật! em có tình huống lao động nhờ anh chị tư vấn giúp:

    Doanh nghiệp M và tập thể lao động kí TULĐTT với thời hạn 2 năm.Điều khoản về thời giờ làm việc,nghỉ ngơi có ghi: "khi có nhu cầu, doanh nghiệp có quyền huy động ng lđ làm thêm giờ.

    Trong thời gian làm thêm giờ,người  lao động chỉ dc trả lương làm thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo qui định " TUTT dc gửi đến Sở LĐTBXH địa phương để đăng kí.Sở LĐ k có ý kiến gì. Vì vậy công ti triển khai thực hiện TUTT

    T10/2007, do có 1 số công việc cần hoàn thành gấp , doanh nghiệp huy động ng lđ làm thêm giờ 1 số ng khác đồng ý làm thêm với tổng số là 4 giờ, nhưng khi trả lương làm thêm giờ, doanh nghiệp đã trừ đi 2 giờ là thời gian ngừng việc vì lí do mất điện và coi như thời gian bù đắp vào thời giờ làm việc tiêu chuẩn

    T2/2008, xét thấy điều khoản thời giờ làm việc, nghỉ
      nngơi của TU đã kí kết k rõ ràng nên công đoàn cơ sở yêu cầu ng SDLĐ bàn bạc để sđổi, bổ sung TUTT. Nhưng ng SDLĐ k đồng ý.Công đoàn cơ sở có ý định yêu cầu giải quyết tranh chấp lđ

    Hỏi tranh chấp lao động trên là tranh chấp lao động về quyền hay lợi ích. cơ quan có thẩm quyền giải quyết?

     
    21229 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96166   19/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Chào bạn!

    Điều 157 #0070c0;">Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006) quy định:

    1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.

    3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    4. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp.

    5. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác trong doanh nghiệp.


    Đối chiếu tình huống của bạn với điều luật trên, thì tranh chấp đó là tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích quy định tại khoản 3.

    Và thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này được quy định tại Điều 169:

    Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

    1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

    2. Hội đồng trọng tài lao động.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |