Chào #0072bc;" class="tvtv">baydenvisao2212!
Tranh chấp trên chưa thể xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại hay tranh chấp gì. Bạn cho rằng đó là tranh chấp thương mại bởi nó là HĐ mua bán hành hoá. Lập luận của bạn thực sự là không chính xác. Cả về thẩm quyền của Toà án cũng vậy.
1/ Về xác định quan hệ tranh chấp
Tranh chấp về HĐ mua bán hàng hoá chỉ là một trong rất nhiều những tranh chấp KDTM. Và các tranh chấp về KDTM có những đặc thù riêng để phân biệt với tranh chấp dân sự thông thường.
Không phải bất cứ một tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá nào cũng đều là tranh chấp KDTM. Mà phải có điều kiện là cả hai bên hoặc một trong hai bên có ĐKKD và đều phải có mục đích lợi nhuận thì mới là tranh chấp KDTM.
Trường hợp cả hai bên đều có ĐKKD nhưng chỉ cần một trong hai bên không có mục đích lợi nhuận thì đó cũng không phải là tranh chấP KDTM.
Vấn đề này được thể hiện rõ ngay trong đoạn đầu của #0070c0;">khoản 1 Điều 29 BLTTDS#0070c0;"> và hướng dẫn trước đây tại #0070c0;">Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP#0070c0;">. Ngoài ra, khi hướng dẫn Điều 29 BLTTDS thì tại #0070c0;">điểm b mục 1 Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP#0070c0;"> có ghi nhận trường hợp cả hai bên đều khôn có ĐKKD nhưng đều có mục đích lợi nhuận cũng là tranh chấp KDTM (giải thích nói trên của Nghị quyết 01 là mở rộng về thẩm quyền của Toà kinh tế so với quy định tại Điều 29 BLTTDS).
Quay lại với chủ đề nói trên, thông tin trong topic không nói rõ HĐ mua bán hàng hoá giữa cty A và cty B nhằm mục đích kinh doanh (có mục đích lợi nhuận) hay chỉ nhằm mục đích tiêu dùng. Vậy nên chưa thể khẳng định được nó là tranh chấp KDTM theo Điều 29 hay tranh chấp dân sự theo Điều 25 của BLTTDS.
2/ Về thẩm quyền của Toà án các cấp:
Nếu xác định tranh chấp trên là tranh chấp KDTM theo điểm a khoản 1 Điều 29 BLTTDS thì cũng chưa thể xác định được thẩm quyền thuộc Toà án cấp nào. Do bạn trích dẫn không hết nội dung của điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS nên bạn đã khẳng định ngay nó thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Điểm a khoản 1 Điều 34 quy định như sau:
1. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ lật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Bộ luật này.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại điểm a khoản 1 Điều 29 được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33, nếu nó không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33.
Tranh chấp trên có đương sự và tài sản ở trong nước. Còn việc có cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài hay không thì chưa biết.
Vậy nên nếu cần phải uỷ thác tư pháp thì thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh, không cần uỷ thác thì thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
3/ Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ.
Giữa Cty A và Cty chỉ có thỏa thuận lựa chọn Toà án mà không thỏa thuận cụ thể Toà án nào. Topic cũng không nói rõ nơi ký kết và thực hiện HĐ là ở đâu. Tranh chấp trên là tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
Vậy nên, ngoài việc khởi kiện ra Toà án tại TP Hồ Chí Minh, thì nguyên đơn còn có quyền lựa chọn Toà án nơi thực hiện HĐ giải quyết (điểm g khoản 1 Điều 36 BLTTDS).
Ví dụ HĐ trên được ký kết và thực hiện tại Hà Nội hoặc Hải Phòng, thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án ở những nơi này giải quyết.
4/ Về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Ngoài quy định chung tại Điều 422 BLDS, thì phạt vị phạm và bồi thường thiệt hại trong tranh chấp HĐ thương mại được quy định cụ thể tại các #0070c0;">điều tư 299 đến 307 Luật Thương mại#0070c0;">.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!