Tranh chấp đất đai có bìa đỏ

Chủ đề   RSS   
  • #475396 21/11/2017

    Nhimconbigc2015

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp đất đai có bìa đỏ

    Tôi xin chào các luật sư và tất cả mọi người. Tôi xin phép được hỏi Luật sư 1 vấn đề như sau: Năm 1998, Bá tôi có bán lại cho bố tôi 1 mảnh đất. Tuy nhiên chị em ruột mua bán với nhau nên không có làm giấy tờ mua bán đất. Năm 1999, Cán bộ địa chính của xã và chính quyền thôn ra đo đạc để cấp sổ đỏ cho hai bên gia đình. Trong đó cả 2 bên gia đình đều kí vào biên bản giáp ranh và có đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2000, gia đình tôi và bá tôi được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích 2 bìa đỏ trên khớp với tổng diện tích đất của bá tôi trước khi bán cho bố tôi. Hiện nay bá tôi nói rằng không bán đất cho gia đình tôi vì chẳng có giấy tờ mua bán đất. Bố tôi thì đã mất năm 2008. Chỉ còn mẹ tôi. Tuy nhiên việc kí kết để làm bìa đỏ thì mẹ tôi lại k rõ vì bố tôi là người trực tiêp làm. Lúc cấp bìa đỏ thì tôi vẫn còn quá nhỏ. Khi tôi đưa ra các giấy tờ như biên bản kí giáp ranh, đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ kí của bá ấy thì bá nói rằng không kí vào biên bản nào cả mà ai tự kí hộ bá ấy. Chính quyền xã đã hòa giải việc 2 bên gia đình tranh chấp đất đai 2 lần nhưng k thành. Trong qua trình hòa giải chỉ có gia đình tôi cung cấp bìa đỏ còn nhà bá ấy thì không cung cấp gì. Và hiện tại nhà bá ấy đang xây dựng 1 công trình sang đất mà đang thuộc vào bìa đỏ của gia đình tôi. Vậy tôi xin hỏi luật sư: Nếu đưa việc này ra Tòa thì việc phải giám định chữ kí của bá ấy là chắc chắn chứ ạ? Và nếu như giám định chữ kí đó k phải của bá ấy thì gia đình tôi có mất luôn miếng đất đó không. Dù đã có bìa đỏ trong tay. Vì bố tôi đã mất nên không thể biết được lúc đó bá ấy có kí hay không. Khi tôi hỏi các cán bộ đo đạc năm 1999 thì mọi người nói k thể nhớ được. Ý cuối tôi xin hỏi luât sư là: Khi có kết quả giám định chữ kí của tòa án cấp huyện. Nhưng tôi k chấp nhận kết quả giám định đó thì có quyền xin đi giám định ở cấp cao hơn k? Tôi xin chân thành cảm ơn
     
    3798 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhimconbigc2015 vì bài viết hữu ích
    vietbang12 (23/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #475435   21/11/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Gia đình bạn có quyền khởi kiện tại toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi khởi kiện, bạn phải làm đơn khởi kiện.
    Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
    Việc giám định chữ ký thì việc thẩm định chữ ký và chữ viết nhằm xác định đó có đúng là chữ ký và chữ viết của bên ký xác nhận hay không, hay đó là chữ ký giả mạo.
    Để giám định chữ ký và chữ viết bạn có thể đề nghị yêu cầu Toà án giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập (thông thường ở các tỉnh đều tổ chức giám định tư pháp là Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, Trung tâm pháp y cấp tỉnh), tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (Văn phòng giám định tư pháp), người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Trong trường hợp gia đình bạn được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
    Khi thấy việc giám định chữ ký không minh bạch có thể được giám định bổ sung và giám định lại nhưng phải phù hợp theo Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
    "3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
    4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
    5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp".
    Như vây, gia đình bạn có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại khi có đủ cơ sở để bảo về quyền lợi của mình.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Nhimconbigc2015 (22/11/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.